Article Hero

Bài 3: CFD là gì? Giao dịch CFD như thế nào để đạt hiệu quả nhất

24 minutes
1648539065.jpg
Miguel A. Rodriguez
Miguel A. Rodriguez
27 tháng 4 2023
Rất nhiều trader vẫn chưa hiểu rõ thị trường CFD là gì, phương pháp giao dịch và cách tính lợi nhuận của công cụ phái sinh này.

Khác với đầu tư tài sản vật chất (physical asset), nơi các nhà đầu tư chỉ thu được lợi nhuận khi giá trị của tài sản đó tăng lên, giao dịch CFD liên quan đến việc suy đoán giá của tài sản cơ sở. Bên cạnh đó, CFD trading có phí giao dịch thấp cùng khả năng đầu tư trực tuyến ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, rất nhiều trader vẫn chưa hiểu rõ thị trường CFD là gì, phương pháp giao dịch và cách tính lợi nhuận của công cụ phái sinh này.

Trong bài viết này, Capex sẽ cùng bạn giải thích định nghĩa CFDs là gì, cách giao dịch CFD cùng nhiều kiến thức liên quan đến công cụ tài chính nổi tiếng này.

Ý nghĩa CFD là gì?

CFD là viết tắt của Contracts for Different - Hợp đồng chênh lệch, là thỏa thuận giữa nhà đầu tư và nhà môi giới để trao đổi chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của một công cụ tài chính cụ thể, bao gồm ngoại hối, cổ phiếu, tiền điện tử và hàng hóa.

CFD là gì?

Hợp đồng chênh lệch là các sản phẩm phái sinh tài chính cho phép các nhà giao dịch đầu cơ vào các biến động giá trong ngắn hạn. Nói một cách đơn giản, CFD trader chỉ tham gia vào một thỏa thuận (agreement) rằng nếu giá di chuyển theo hướng có lợi, họ sẽ kiếm được lợi nhuận và nếu giá dich chuyển theo hướng ngược lại, họ sẽ mất tiền.

Điều này được thực hiện thông qua hợp đồng (contract) giữa khách hàng và nhà môi giới và không sử dụng bất kỳ sàn giao dịch chứng khoán, ngoại hối, hàng hóa, tiền điện tử hoặc hợp đồng tương lai nào.

Giá trị của hợp đồng CFD không xem xét giá trị cơ bản của tài sản, nó thể hiện sự thay đổi giá giữa các điểm vào và thoát lệnh.

Thị trường CFD được cung cấp bởi nhiều nhà môi giới trực tuyến như CAPEX.com, vì vậy giá có thể khác nhau giữa nhà môi giới. Thông thường, hợp đồng chênh lệch CFD là các công cụ giao dịch được gắn nhãn tương tự như công cụ cơ bản.   

Các thị trường CFD
Thị trường CFD CAPEX.com

Nhờ ưu điểm “giao dịch 2 chiều” của giao dịch CFD – CFD trading, hợp đồng chênh lệch trở thành một trong những công cụ tài chính vô cùng quan trọng đối với danh mục của trader. Tuy nhiên, công cụ này cũng tồn tại nhiều mặt hạn chế mà các nhà giao dịch CFD cần lưu tâm.

Giao dịch CFD là gì và nó động như thế nào?

Giao dịch CFD (CFD trading) được định nghĩa là "mua và bán CFD", trong đó, như đã đề cập ở trên, CFDs là một sản phẩm phái sinh cho phép trader đầu cơ vào các thị trường tài chính như cổ phiếu, ngoại hối, chỉ số và hàng hóa mà không cần phải sở hữu các tài sản cơ bản.

Về cơ bản, khi giao dịch hợp đồng chênh lệch, CFD trader sẽ thỏa thuận mua hoặc bán giá chênh lệch của tài sản từ thời điểm hợp đồng được mở đến khi kết thúc hợp đồng.

CFD trading liên quan đến hai giao dịch: Giao dịch đầu tiên là mở vị thế với mức giá hiện tại, chờ đến khi giá tài sản tăng hoặc giảm rồi ăn lợi nhuận (hoặc chịu thua lỗ) dựa trên sự chênh lệch này (đóng giao dịch).

Lợi nhuận ròng của CFD trader là chênh lệch giá giữa giao dịch mở cửa và giao dịch đóng cửa (trừ đi bất kỳ khoản hoa hồng hoặc lãi suất nào).

Tìm hiểu thêm về giao dịch CFD với chúng tôi thông qua:

  • Một khóa học trực tuyến miễn phí tại Học viện CAPEX;
  • Mở một tài khoản demo không có rủi ro và truy cập vào nguồn tài nguyên trực tuyến của chúng tôi.

Mua và bán

CFD trading cho phép nhà giao dịch suy đoán về biến động giá theo cả hai hướng. Vì vậy, trong khi vừa thu được lợi nhuận như giao dịch truyền thống trong thị trường tăng giá, trader có thể mở một vị thế CFD để thu lợi trên cả thị trường giảm giá.

Ví dụ: nếu nghĩ rằng cổ phiếu Amazon sẽ tăng giá, bạn có thể mua một CFD cổ phiếu của công ty. 

CFD là gì - Mua
Ví dụ, nếu nghĩ rằng cổ phiếu Amazon sẽ giảm giá, bạn có thể bán một CFD cổ phiếu của công ty. 

CFD là gì - Bán

Với cả giao dịch mua (long) và bán (short), lợi nhuận hoặc thua lỗ sẽ được thực hiện khi vị thế được đóng.

Đòn bẩy

CFD trading cho phép sử dụng đòn bẩy, một công cụ giúp trader mở được các vị thế lớn hơn mà không cần “cam kết” toàn bộ chi phí để mở vị thế đó. Giả sử bạn muốn mở một vị thế tương đương với 500 cổ phiếu Amazon. Với một giao dịch tiêu chuẩn, bạn phải trả trước toàn bộ chi phí của cổ phiếu. Tuy nhiên, với hợp đồng chênh lệch CFD, bạn chỉ cần bỏ ra một phần chi phí để mua cổ phiếu AMZN.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lợi nhuận hoặc thua lỗ của nhà giao dịch vẫn sẽ được tính toán trên toàn bộ vị thế. Điều đó có nghĩa là cả lợi nhuận và thua lỗ đều có thể tăng lên rất nhiều so với chi phí bỏ ra và khoản lỗ đó có thể vượt quá số tiền gửi ký quỹ. Vì lý do này, CFD trader phải chú ý đến tỷ lệ đòn bẩy và đảm bảo giao dịch trong khả năng của mình.

Kỹ quỹ

Giao dịch đòn bẩy đôi khi được gọi là "giao dịch ký quỹ" vì số tiền cần thiết để mở và duy trì một vị thế - "ký quỹ" - chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng quy mô giao dịch.

Trong giao dịch CFD, có hai loại ký quỹ: Ký quỹ yêu cầu mở vị thế (deposit margin) và kỹ quỹ duy trì (maintenance margin). Trong trường hợp giao dịch phát sinh lỗ mà khoản deposit margin và bất kỳ khoản bổ sung nào trong tài khoản không thể bù đắp, maintenance margin sẽ giúp trader tránh một cuộc gọi kỹ quỹ (margin call) – yêu cầu nạp tiền vào tài khoản từ nhà cung cấp, nếu không vị thế có thể bị đóng và mọi khoản lỗ phát sinh sẽ được thực hiện.

Nền tảng giao dịch

Khi sử dụng nền tảng giao dịch, trader khó có thể phân biết khi sự khác nhau giữa việc mua bán tài sản thực tế và giao dịch CFD. Lựa chọn sử dụng đòn bẩy là dấu hiệu bạn đang giao dịch CFD thay vì các tài sản khác.

Với tài khoản giao dịch CFD của chúng tôi, trader sẽ có quyền truy cập vào:

  • Nền tảng webtrader
  • Ứng dụng giao dịch trên thiết bị di động
  • MetaTrader 5

Tất cả đều có thể được điều chỉnh để phù hợp với phong cách và sở thích giao dịch của CFD trader, với các cảnh báo tùy chỉnh, biểu đồ tương tác, nhận dạng mô hình giá, xếp hạng nhà phân tích hàng ngày và các công cụ quản lý rủi ro. 

Ưu điểm của giao dịch CFD

Tiếp cận thị trường toàn cầu từ một nền tảng

Nhiều nhà môi giới CFD cung cấp sản phẩm ở tất cả các thị trường lớn trên thế giới, cho phép truy cập 24/7. Trader có thể sử dụng các hợp đồng chênh lệch để giao dịch hàng nghìn thị trường, bao gồm cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, ngoại hối, tiền điện tử, quyền chọn, v.v. đồng thời không cần phải truy cập nhiều nền tảng để giao dịch CFD các thị trường khác nhau. Mọi thứ đều có sẵn chỉ trong 1 lần đăng nhập thông qua trình duyệt web, điện thoại hoặc máy tính bảng.

Khi tạo tài khoản giao dịch CFD với CAPEX, bạn sẽ có thể:

Đòn bẩy cao hơn

CFD trading cung cấp đòn bẩy cao hơn so với giao dịch truyền thống. Đòn bẩy tiêu chuẩn trong thị trường CFD phải tuân theo quy định (hiện bị giới hạn trong phạm vi 3% (đòn bẩy 30:1) ở Châu Âu và Anh và thậm chí còn ít hơn ở Mỹ và Nhật Bản).

Vì vậy, nếu vàng có hệ số ký quỹ là 5%, đồng nghĩa số tiền ký quỹ của CFD trader sẽ là 5% tổng giá trị giao dịch, theo đó nếu một vị thế trị giá 2.000 USD (tỷ giá vàng hiện tại), thì yêu cầu kỹ quỹ mở vị thế sẽ là 100 USD.

Tuy nhiên, tổng lợi nhuận hoặc thua lỗ của trader sẽ dựa trên quy mô vị thế đó, không phải khoản kỹ quỹ của nhà giao dịch CFD.

Yêu cầu ký quỹ thấp hơn đồng nghĩa với số vốn giao dịch ít hơn nhưng lợi nhuận tiềm năng và rủi ro thua lỗ cũng cao hơn.

Không có quy tắc bán khống (shorting rules) hoặc cổ phiếu vay mượn (borrowing stock)

Một số thị trường nhất định có các quy tắc cấm bán khống (shorting), yêu cầu nhà giao dịch phải “mượn” công cụ tài chính trước khi bán khống hoặc có các yêu cầu ký quỹ khác nhau đối với các vị thế mua và bán. Tuy nhiên, các công cụ CFD trading có thể được bán khống bất kỳ lúc nào mà không phải trả khoản phí vay vì nhà giao dịch không sở hữu tài sản cơ bản.

Vì hợp đồng CFD cho phép trader giao dịch trên các thị trường tăng và giảm, vì thế nó linh hoạt hơn các hình thức giao dịch khác. 

Không có yêu cầu giao dịch trong ngày

Một số thị trường yêu cầu số vốn tối thiểu để giao dịch trong ngày hoặc đặt giới hạn về số lượng giao dịch trong ngày có thể được thực hiện đối với một số tài khoản nhất định. Thị trường CFD không bị ràng buộc bởi những hạn chế này và tất cả các chủ tài khoản có thể giao dịch trong ngày nếu họ muốn. Tài khoản thường có thể được mở với số tiền ít nhất là 100 USD, mặc dù 1.000 USD đến 5.000 USD là khoản ký quỹ được khuyến khích hơn nhằm quản lý rủi ro và tiền bạc hiệu quả hơn.

Bảo hiểm rủi ro (hedging)

Trader có thể bảo vệ các khoản đầu tư bằng cổ phiếu với một nhà môi giới chứng khoán khi cho rằng những cổ phiếu này sẽ giảm giá trị trong tương lai bằng cách sử dụng hợp đồng chênh lệch. Bằng cách bán khống các cổ phiếu tương tự như CFD, nhà giao dịch có thể kiếm lợi nhuận từ thị trường giá giảm ngắn hạn để bù đắp bất kỳ khoản lỗ nào từ danh mục đầu tư hiện có của mình.

Ví dụ: với số cổ phiếu ABC Corp trị giá 5.000 USD trong danh mục đầu tư của mình; bạn có thể mở một vị thế bán hoặc bán khống giá trị tương đương với CFD. Sau đó, nếu giá cổ phiếu của ABC Corp giảm trên thị trường cơ sở, thì tổn thất về giá trị của danh mục cổ phiếu có thể được bù đắp bằng lợi nhuận thu được từ giao dịch bán khống CFDs trading. Sau đó, bạn có thể đóng giao dịch CFD của mình để đảm bảo lợi nhuận khi xu hướng giảm ngắn hạn kết thúc và giá trị cổ phiếu bắt đầu tăng trở lại.

Sử dụng hợp đồng chênh lệch để bảo vệ danh mục đầu tư cổ phiếu vật chất là một kỹ thuật phổ biến đối với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là trong các thị trường đầy biến động.

Nhược điểm của CFD trading

Mặc dù CFDs cung cấp một giải pháp thay thế hấp dẫn cho các thị trường truyền thống, nhưng các hợp đồng chênh lệch cũng tồn tại một số “khuyết điểm.”

Trader phải trả phí spread

Các nhà giao dịch CFDs sẽ phải trả spread khi vào lệnh và thoát lệnh. Vì vậy, trong khi các thị trường truyền thống khiến nhà giao dịch phải chịu các khoản phí, quy định, hoa hồng và các yêu cầu vốn cao hơn, thì CFD trading lại “cắt giảm” lợi nhuận của nhà giao dịch thông qua phí chênh lệch.

Quy định ngành lỏng lẻo

Ngành giao dịch CFD không được quản lý chặt chẽ. Sự tín nhiệm của nhà môi giới CFD dựa trên danh tiếng, “thâm niên” và vị thế tài chính hơn là vị thế của chính phủ hoặc tính thanh khoản. Có những nhà môi giới CFD xuất sắc, nhưng trader cần lưu ý tìm hiểu kỹ lý lịch của nhà môi giới trước khi mở tài khoản.

Gần đây, các chính phủ đã tăng cường các quy định đối với CFD trading và các nền tảng giao dịch của họ để bảo vệ trader tốt hơn. Chỉ thị về các công cụ tài chính (MiFID) đã mở rộng phạm vi bảo hiểm của các dịch vụ tài chính Châu Âu sang CFD. Theo đó, các nền tảng chất lượng có giấy phép MiFID của Châu Âu (CySEC) và giấy phép FCA của Anh để cung cấp cho người dùng mức độ tuân thủ và quản lý rủi ro cao nhất sẽ được cập nhật theo thời gian.

Rủi ro

Giao dịch CFD diễn ra nhanh chóng và yêu cầu giám sát chặt chẽ. Do đó, trader nên nhận thức được những rủi ro đáng kể khi giao dịch CFD như rủi ro thanh khoản và tỷ suất lợi nhuận cần duy trì.

Rủi ro đòn bẩy mang lại cũng có thể “đánh bay” tài khoản của bạn. Mặc dù các giới hạn cắt lỗ có sẵn từ nhiều nhà cung cấp CFD, nhưng cũng không thể chắc chắn 100% nhà giao dịch sẽ không bị lỗ, đặc biệt nếu thị trường đóng cửa hoặc biến động giá mạnh. Rủi ro thực thi cũng có thể xảy ra do giao dịch bị chậm.

Chi phí giao dịch CFD là gì?

Các khoản chi phí mà một nhà đầu tư truyền thống phải chịu là khác nhau: theo tỷ lệ cố định của tài sản trong danh mục đầu tư, khoảng 2-3% mỗi năm hoặc 5-6% trên mỗi giao dịch. Ngay cả các nhà môi giới chiết khấu trực tuyến cũng tính phí khoảng 10 USD cho mỗi giao dịch. Tuy nhiên, các nhà đầu tư mất ít phí hơn khi giao dịch CFD.

Spread

Khi giao dịch CFD, trader phải trả phí spread – khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Phí spread càng nhỏ, chi phí giao dịch càng thấp. Spread càng rộng thì giá càng cao. CFD trader có thể xem phí chênh lệch là khoảng cách tối thiểu mà thị trường phải di chuyển theo hướng có lợi trước khi trader có thể bắt đầu kiếm được lợi nhuận.

Phí giữ lệnh (holding cost)

Vào cuối ngày giao dịch, bất kỳ vị thế nào mở trong tài khoản của trader có thể phải chịu một khoản phí gọi là swap hoặc “phí giữ lệnh qua đêm.” Holding cost có thể dương hoặc âm tùy thuộc vào hướng vị thế của trader và tỷ lệ nắm giữ áp dụng.

Hoa hồng (commission)

Hầu hết các nhà cung cấp CFD đều tính phí hoa hồng riêng khi trader giao dịch CFD cổ phiếu. Forex, hàng hóa và tiền điện tử thường không có mức phí này.

Với CAPEX, bạn có thể giao dịch trên 2000 thị trường với phí hoa hồng bằng 0. 

Tìm hiểu - mổ xẻ chi tiết về CFD trading

Khi thực hiện giao dịch CFD, trader cần lưu ý:

Công cụ tài chính

Khi giao dịch CFD với chúng tôi, trader có thể mở một vị thế trên hàng nghìn công cụ tài chính. Mức chênh lệch Capex cung cấp bắt đầu từ mức thấp nhất là 1 pip trên các cặp ngoại hối bao gồm EUR/USD và GBP/USD. Trader cũng có thể giao dịch US 500 từ 0,4 điểm và vàng từ 0,44 điểm (tham khảo vùng giao dịch tại đây). Ngoài ra, trader còn có các tùy chọn giao dịch CFD qua giao dịch cổ phiếu truyền thống (cổ phiếu lẻ).

Khi bạn đã mở và nạp tiền vào tài khoản của mình, đã đến lúc tìm giao dịch đầu tiên của mình. Với CAPEX, bạn có thể tham gia mua bán dài hạn trên hơn 2.000 thị trường, bao gồm:

Bên cạnh đó, Capex cung cấp một loạt các công cụtính năng tích hợp để giúp trader quyết định giao dịch CFD phù hợp với mình:

Giá mua và giá bán

Trader được cung cấp hai mức giá dựa trên giá trị của tài sản cơ bản đang giao dịch: giá mua (giá bid) và giá bán (giá offer).

Giá mua sẽ luôn cao hơn giá cơ bản hiện tại và giá bán sẽ luôn thấp hơn. Sự khác biệt giữa hai mức giá được gọi là chênh lệch giá (spread). Tất cả các giao dịch CFD với CAPEX đều được tính phí thông qua khoản chênh lệch, bao gồm cả cổ phiếu (không chịu phí hoa hồng).

Số lượng hợp đồng

Khi giao dịch CFD, trader cần quyết định số lượng hợp đồng chênh lệch muốn giao dịch. Mỗi thị trường có số lượng hợp đồng tối thiểu riêng: các cặp tiền tệ và hầu hết các loại tiền điện tử bắt đầu từ 0,01, hầu hết các cổ phiếu và chỉ số bắt đầu từ một hợp đồng, trong khi một số hàng hóa bắt đầu từ 10 và thậm chí 100.

Lưu ý rằng vì CFDs là sản phẩm có đòn bẩy, trader chỉ cần đặt một khoản kỹ quỹ nhỏ để mở vị thế nhưng đồng thời các thoải lãi lỗ cũng được “nhân lên” nhiều lần.

Lệnh dừng và giới hạn

Để giúp hạn chế các khoản lỗ tiềm năng, trader có thể chọn thêm lệnh dừng. Lệnh này sẽ tự động đóng vị thế khi thị trường di chuyển không theo kỳ vọng của nhà giao dịch. Hai loại lệnh dừng phổ biến nhất là:

  • Lệnh cắt lỗ cơ bản: Loại lệnh dừng này có thể bị ảnh hưởng khi giữ lệnh qua đêm hoặc trong thời gian biến động cao
  • Trailing Stop: Di chuyển theo vị thế khi thị trường đi theo hướng có lợi cho trader, nhưng sẽ tự động đóng vị thế ngay khi thị trường bắt đầu “chuyển biến xấu.”

Trong khi đó, lệnh giới hạn sẽ đóng vị thế khi thị trường di chuyển một khoảng cách xác định có lợi cho nhà đầu tư. Lệnh giới hạn là một cách tuyệt vời để đảm bảo lợi nhuận trong các thị trường biến động.

Lợi nhuận và thua lỗ

Một khi đã mở vị thế, lãi hoặc lỗ của nhà giao dịch sẽ di chuyển theo giá thị trường cơ bản. Trader có thể theo dõi tất cả các vị thế mở trên ứng dụng giao dịch và đóng chúng bằng cách nhấp vào nút "đóng", hoặc thực hiện theo cách thủ công bằng cách đặt cùng một giao dịch đã đặt ban đầu, nhưng theo hướng ngược lại. Ví dụ, nếu đã mở vị thế mua, trader có thể đóng giao dịch bằng cách bán cùng một số lượng hợp đồng với giá bán - và ngược lại.

Ví dụ về giao dịch CFD

Thoạt nhìn, các giao dịch CFD có vẻ phức tạp hơn các giao dịch truyền thống, vì vậy người viết xin đưa ra hai ví dụ để giúp người đọc hiểu rõ hơn về loại hình giao dịch này.

Mua vàng  

CFD trading - Vàng
Nguồn: CAPEX WebTrader

Vàng đang giao dịch ở mức 1.930/1.930,4 USD

Giả sử các mô hình nến Nhật cho thấy giá có khả năng giảm. Trader quyết định mua 10 CFD vì dự đoán giá vàng sẽ tăng trong tương lai. Áp dụng mức đòn bẩy 20:1 cho vàng, trader chỉ cần ký quỹ 5% tổng giá trị vị thế, tương đương với 965,2 USD (5% x [10 x 1.930,4]).

Nếu giá di chuyển ngược hướng với kỳ vọng, trader có thể mất nhiều hơn mức kỹ quỹ mở vị thế 965,2 USD

Kết quả A: giao dịch có lãi

Trường hợp nhà giao dịch dự đoán đúng và giá tăng lên 2.015,4/2.015,8 USD. Trader quyết định đóng vị thế và bán ở mức 2.015,4 USD (giá bán hiện tại).

Giá di chuyển 85 USD (2.015,4 – 1.930,4) theo hướng có lợi cho nhà giao dịch. Nhân giá trị này với quy mô vị thế (10 CFD) để tính lợi nhuận: 10 x 85 USD = 850 USD.

Kết quả B: giao dịch thua lỗ

Trường hợp dự đoán sai, giá vàng giảm trong giờ tiếp theo xuống 1.865,3/1.865,7 USD. Trader cảm thấy giá có khả năng tiếp tục giảm và quyết định bán ở mức 1.865,3 (giá bán hiện tại).

Giá di chuyển 65,1 USD (1.865,3 – 1.930,4) trái với dự đoán của nhà giao dịch CFD. Nhân giá trị này với quy mô vị thế (10 CFD) để tính tổn thất: 10 x (-65,1 USD) = - 651 USD

Bán EUR/USD  

CDF trading - EURUSD
Nguồn: CAPEX WebTrader

EUR/USD đang giao dịch ở mức 1,10010/1,10020

Giả sử dữ liệu về các chỉ số kinh tế kém cho thấy đồng Euro có khả năng giảm so với USD trong những ngày tới. Trader quyết định bán 0,5 CFD khi cho rằng giá EUR/USD sẽ giảm. EUR/ USD có tỷ lệ đòn bẩy là 30:1, nghĩa là trader chi cần ký quỹ 3,34% tổng giá trị vị thế, tương đương với 1.833,5 (3,34% x [0,5 x 100.000 x 1,10010]).

Nếu giá di chuyển ngược hướng với kỳ vọng, trader có thể mất nhiều hơn mức kỹ quỹ mở vị thế 1.833,5 USD.

Với CAPEX, trader được hưởng lợi từ chính sách bảo vệ số dư âm, nghĩa là bạn không thể mất nhiều tiền hơn số tiền giao dịch có trong tài khoản của mình.

Kết quả A: giao dịch có lãi

Trường hợp nhà giao dịch dự đoán đúng và EUR/USD giảm xuống 1,09500/1,09510. Trader quyết định đóng giao dịch và mua ở mức 1,09950 (giá mua hiện tại).

Giá di chuyển 60 pip (1,10010 – 1,09510) theo hướng có lợi cho nhà giao dịch coin. Nhân giá trị này với quy mô vị thế (0,5 CFD) để tính lợi nhuận: ([0,5 x 100.000 USD x 1,10010] - [0,5 x 100.000 USD x 1,09510]) = 300 USD.

Kết quả B: giao dịch thua lỗ

Trường hợp dự đoán sai, giá EUR/USD tăng lên 1,10450/1,10460. Trader cảm thấy giá có khả năng tiếp tục tăng và quyết định đóng vị thế và mua ở mức 1,10560 (giá mua hiện tại).

Giá di chuyển 45 pip (1.10460 - 1.10010) trái với dự đoán của nhà giao dịch. Nhân giá trị này với quy mô vị thế (0,5 CFD) để tính khoản lỗ: ([0,5 x 100.000 USD x 1,10010] - [0,5 x 100.000 USD x 1,10460]) = - 225 USD.

>> Tìm hiểu thêm về giao dịch ngoại hối 

Trước khi mở tài khoản CFD

Tất cả giao dịch trực tuyến đều tiền ẩn rủi ro đồng thời mang lại tiềm năng thu lợi nhuận. Trước khi mở tài khoản CFDs, trader cần lưu ý:

Lựa họn nhà môi giới CFD phù hợp

Không phải tất cả các nhà môi giới nền tảng giao dịch CFD đều giống nhau. Trader cần cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp minh bạch theo một số tiêu chí sau:

  • Những quy tắc pháp lý được điều chỉnh và đồng ý tuân theo
  • Giao dịch nhanh chóng và thanh khoản
  • Khả năng hỗ trợ các nhà giao dịch mới hoặc đã có kinh nghiệm
  • Trang web dễ sử dụng, trực quan và dễ điều hướng
  • Số lượng tài sản giao dịch như tiền tệ, hàng hóa, tiền điện tử, chỉ số, ETF, cổ phiếu, …
  • Các tính năng và công cụ để nghiên cứu và phân tích

Tự tìm hiểu và nghiên cứu

Đầu tiên là đòn bẩy – công cụ hữu ích của CFD với nhiều tính năng đáng giá giúp trader kỹ quỹ với mức vốn nhỏ, đồng thời khuếch đại cả lãi và lỗ của nhà giao dịch. Trader cần lưu ý mức đòn bẩy dựa trên quy mô danh mục đầu tư và mức độ rủi ro.

Kế đó, trader cần phát triển một chiến lược giao dịch. Hầu hết những người sử dụng CFD là nhà giao dịch ngắn hạn hoặc nhà giao dịch trong ngày. Để đạt tỷ lệ thành công cao, trader cần tìm hiểu các phân tích kỹ thuật, bao gồm các chỉ báo kỹ thuật. Phân tích này giúp tìm ra các điểm vào và thoát lệnh.

Tài khoản ảo là một môi trường lý tưởng để các nhà giao dịch có thể trải nghiệm giao dịch trong thời gian thực mà không gặp rủi ro về vốn thực tế. Đồng thời tìm hiểu thêm về scalping, giao dịch trong ngày và giao dịch swing nếu muốn thực hiện các CFDs trading thường xuyên.

CAPEX, nhà cung cấp giao dịch hàng đầu thế giới với hàng loạt giải thưởng, đảm bảo hỗ trợ trader tốt nhất trong các chiến lược giao dịch và công cụ phân tích cũng như tài sản giao dịch phong phú, cụ thể :

  • CAPEX là một nhà môi giới đa quy định
  • CAPEX được người dùng trên toàn thế giới tin dùng
  • Giao dịch tiền tệ, cổ phiếu, hàng hóa, chỉ số, v.v. trong một danh mục đầu tư
  • Chênh lệch thấp, chỉ 1 pip cho EUR/USD và USD/JPY
  • Bảo vệ các khoản đầu tư bằng các tính năng quản lý rủi ro nâng cao như cảnh báo thời gian thực và cắt lỗ tùy chỉnh
  • Tài khoản demo cung cấp 50.000 USD để trải nghiệm giao dịch CFD mà không gặp rủi ro
  • QuantX cải tiến của CAPEX cho phép trader tự động xây dựng danh mục đầu tư
  • Hỗ trợ khách hàng tận tâm, từ thứ Hai đến thứ Sáu

Truy cập Học viện CAPEX để biết tiếp tục lộ trình của bạn. 

Câu hỏi thường gặp

Giao dịch CFD có an toàn không?

Bất kỳ khoản đầu tư tài chính nào cũng có rủi ro và CFD cũng không ngoại lệ. Tài sản CFD được giao dịch không đòn bẩy có rủi ro tương tự như những tài sản được giao dịch trực tiếp. Tuy nhiên, giao dịch CFD sử dụng đòn bẩy làm tăng khả năng tiếp xúc thị trường, do đó, làm tăng rủi ro của trader.

Giao dịch CFD có hợp pháp không?

Tính hợp pháp của giao dịch CFD khác nhau tùy theo quốc gia. CAPEX.com được CySEC quy định và cung cấp giao dịch CFD ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và nhiều quốc gia khác.

Có thể giữ vị trí CFD qua đêm không?

Có, trader có thể giữ các vị trí CFD qua đêm. Tuy nhiên, trader sẽ phải trả thêm một khoản phí giữ lệnh qua đêm được gọi là swap.

Có thể giữ CFD trong bao lâu?

CFD không hết hạn. Do đó, trader có thể giữ cả vị thế mua và bán, miễn là đủ tiền duy trì vị thế. Các vị thế CFD bán bắt đầu “mắc” khi trader giữ hơn 6 tuần qua vì chúng thu hút các khoản phí tài trợ từ thuế. Điều này làm cho CFD không hấp dẫn đối với các khoản đầu tư dài hạn.

Kích thước hợp đồng tối thiểu cho giao dịch CFD là bao nhiêu?

Các giao dịch CFD được chuẩn hóa thành nhiều lô, nhưng mỗi thị trường có số lượng hợp đồng tối thiểu riêng nhằm mục đích “sao chép” cách tài sản được giao dịch trên thị trường cơ sở trực tiếp.

Ví dụ: đối với CFD cổ phiếu, quy mô hợp đồng thường tương đương với một cổ phiếu của công ty. Đối với ngoại hối, có các hợp đồng tiêu chuẩn bằng 100.000 đơn vị tiền tệ cơ sở hoặc các hợp đồng nhỏ bằng 10.000 đơn vị.

Giao dịch ngoại hối có phải là CFD không?

Giao dịch ngoại hối liên quan đến trao đổi một loại tiền tệ này cho một loại tiền tệ khác theo một tỷ giá hối đoái được xác định trước. CFD ngoại hối (FX CFD) là một dạng hợp đồng chênh lệch (CFD) cho phép trader tham gia vào các biến động giá của cặp ngoại hối cơ bản.

Sự khác biệt giữa CFD và cổ phiếu là gì?

Đầu tư cổ phiếu là nhận một phần sở hữu của công ty đầu tư. Khi bạn mua cổ phiếu, nhà đầu tư phải trả toàn bộ giá cho mỗi cổ phiếu. Trong khi đó, CFD trading suy đoán về giá của chứng khoán mà không cần sở hữu tài sản cơ bản.

Có thể giao dịch tiền điện tử dưới dạng CFD không?

Có thể. Tuy nhiên, có những thay đổi áp dụng cho giao dịch tiền điện tử trên nền tảng ngoại hối và CFD phải được tính đến khi so sánh với giao dịch tài sản cơ bản trên sàn giao dịch tiền điện tử.

Bitcoin CFD là gì?

Giao dịch Bitcoin CFD là mở vị thế trên thị trường coin, tùy thuộc vào dự đoán về chuyển động trong tương lai của giá tiền điện tử. Giao dịch Bitcoin CFD cho phép nhà giao dịch suy đoán về giá của tiền điện tử và thực hiện một vị thế mua hoặc bán theo đó.

Nhà môi giới CFD là gì?

Nhà môi giới CFD là bên trung gian giữa trader và thị trường, cung cấp nền tảng giao dịch và các dịch vụ cần thiết để tiến hành giao dịch.

Bài viết khác

disclaimers_academy

course_share_title

article_rating_title

awful
ok
great
awesome

read_more

Miguel A. Rodriguez
Miguel A. Rodriguez
financial_writer

Miguel worked for major financial institutions such as Banco Santander, and Banco Central-Hispano. He is a published author of currency trading books.