Article Hero

Bài 2: Mô hình giá - chart pattern là gì?

14 minutes
1645526114.jpg
Miguel A. Rodriguez
Miguel A. Rodriguez
08 tháng 5 2023
Các mô hình giá (chart patterns) là một trong những công cụ hữu ích nhất khi thực hiện phân tích biểu đồ giá. Chúng chính là nền tảng của phân tích kỹ thuật.

Mô hình giá (chart pattern hoặc pattern trade/trading pattern) là mô hình gồm các thanh nến (mức giá) được nối lại với nhau trong một khoảng thời gian cụ thể. Đây chính là chìa khóa xác định chiến lược giao dịch tiếp theo của nhà đầu tư.  

Sơ lược về mô hình giá (chart pattern)  

Các mô hình giá được xem là một loại chỉ báo kỹ thuật và “biến thể” của các đường hỗ trợ và kháng cự với hai “trường phái” Đông – Tây nổi bật nhất là mô hình nến Nhậtmô hình biểu đồ kiểu Tây.

Một số điểm khác biệt giữa hai loại mô hình giá này:

  • Phạm vi: Mặc dù các mô hình giá kiểu Tây có thể đóng vai trò trung tâm trong các chiến lược giao dịch, nhưng các mô hình nến Nhật không bao gồm một hệ thống giao dịch độc lập; thay vào đó, chúng xác nhận hoặc được xác nhận bởi các chỉ báo kỹ thuật khác. Các mô hình nến Nhật giúp dự báo hành vi mua bán trên thị trường trong một vài thanh nến tiếp theo, trong khi mô hình biểu đồ kiểu Tây cho thấy các chuyển động giá trong dài hạn và các mục tiêu giá cụ thể.
  • Các loại mô hình giá: Nến Nhật chủ yếu thể hiện tín hiệu đảo chiều xu hướng hoặc sự do dự của thị trường, trong khi các mô hình giá kiểu Tây cho thấy xu hướng tiếp diễn (xu hướng tạm dừng trước khi tiếp tục) hoặc đảo chiều.

Ưu điểm của loại hai mô hình giá này:

  • Chúng giúp chúng ta hiểu và diễn giải tâm lý thị trường. Ví dụ: nếu thanh nến chỉ bao gồm các thân dài (body) không có râu (wick), điều này cho thấy phiên giao dịch rất sôi động, một phe đang thực sự áp đảo và vô cùng mạnh mẽ. Trường hợp nến chỉ bao gồm râu trên và râu dưới, thân nên mỏng như “tờ giấy” tạo thành dấu cộng, thể hiện 2 phe đang “bất phân thắng bại” và bản thân thanh nến cũng được gọi là nến “do dự”.
  • Cả hai mô hình biểu đồ đều thể hiện tâm lý của nhà giao dịch, không thay đổi theo thời gian, do đó chart pattenrs có xu hướng lặp lại và là chỉ báo liên quan đến các điểm hỗ trợ/kháng cự và phản ứng giá trong tương lai.

Các mô hình giá được chia thành ba loại: mô hình giá tiếp tục, mô hình giá đảo chiều và mô hình giá song phương, hay còn gọi là lưỡng tính.

  • Tín hiệu tiếp tục cho thấy xu hướng đang diễn ra sẽ tiếp diễn
  • Mô hình giá đảo chiều chỉ ra xu hướng giá có khả năng đảo chiều trong tương lai
  • Chart patterns song phương cho nhà giao dịch biết rằng giá có thể di chuyển theo cả hai hướng - thị trường biến động mạnh

Trader có thể áp dụng CFD (hợp đồng chênh lệch) đối với tất cả các mô hình giá này để mua hoặc bán và suy đoán về thị trường giảm cũng như tăng: bán ra trong giai đoạn đảo chiều hoặc tiếp tục giảm giá (bearish), hoặc mua vào trong giai đoạn đảo chiều hoặc tiếp tục tăng giá (bullish).

Quy trình giao dịch các mô hình giá:

  • Tìm hiểu các nguyên tắc giao dịch kỹ thuật (technical trading) tại Học viện CAPEX
  • Đăng ký tài khoản thực và giao dịch hàng nghìn cổ phiếu, chỉ số, ETF, các cặp tiền tệ, tiền điện tử, v.v.
  • Xác định các mô hình giá bằng cách sử dụng các công cụ biểu đồ toàn diện của chúng tôi
  • Mở vị thế giao dịch

Nếu chưa sẵn sàng giao dịch với số vốn thực? Bạn có thể mở tài khoản demo CAPEX để thực hành các chiến lược mô hình biểu đồ (patterns trading) với 50.000 USD tiền ảo.  

Tìm hiểu về mô hình giá với Capex
 

Các mô hình nến Nhật 

Mô hình nến là một chủ đề rộng. Trong bài viết này, người viết sẽ chỉ giới thiệu ngắn gọn tổng quan về các mô hình nến. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn trong bài viết biểu đồ hình nến (candlestick chart) của chúng tôi.

Các mô hình nến tăng (bullish chart patterns)

Các mô hình giá tăng có thể hình thành sau xu hướng giảm của thị trường và báo hiệu khả năng đảo chiều xu hướng. Mô hình này báo hiệu cho các nhà giao dịch tín hiệu mở vị thế mua (long) để tìm kiếm lợi nhuận từ các “quỹ đạo” hướng lên của giá. Chúng bao gồm:

  • Cây búa (hammer)
  • Búa đảo chiều (inverse hammer)
  • Nhấn chìm tăng (bullish engulfing)
  • Đường xuyên (piercing line)
  • Sao mai (morning star)
  • Ba chàng lính trắng (three white soldiers)

Các mô hình nến giảm

Các mô hình nến giảm thường hình thành sau xu hướng tăng và báo hiệu một điểm kháng cự. Sự bi quan nặng nề về giá thị trường thường khiến các nhà giao dịch đóng các vị thế mua và mở các vị thế bán để tận dụng lợi thế giá giảm. Bao gồm các chart pattern:

  • Người treo cổ (hanging man)
  • Sao bang (shooting star)
  • Nhấn chìm giảm (bearish engulfing)
  • Sao hôm (evening star)
  • Ba con quạ đen (three black crows)

Các mô hình nến tiếp diễn

Nếu một mô hình nến không cho thấy sự thay đổi trong hướng thị trường, thì đó được gọi là mô hình giá tiếp diễn. Mô hình này giúp các nhà giao dịch xác định khoảng thời gian “nghỉ ngơi” trên thị trường khi có xuất hiện do dự của thị trường hoặc chuyển động giá trung lập; bao gồm:

  • Doji
  • Con xoay (spinning top)
  • Giảm giá 3 bước (falling three)
  • Tăng giá 3 bước (rising three)

Các mô hình giá kiểu Tây  

Giống với các mô hình nến Nhật, mô hình giá kiểu Tây là các chỉ báo và hình thức hỗ trợ và kháng cự.

Các mô hình kiểu Tây thường được phân loại đảo chiều hoặc tiếp diễn. Các mô hình giá đảo chiều được hình thành nhờ sự đảo chiều của xu hướng và thường xuất hiện tại cuối mỗi xu hướng, khi các mức đỉnh và mức đáy được tạo thành; các mô hình biểu đồ tiếp diễn phát tín hiệu rằng đường giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng trước.

Bài viết này giới thiệu danh sách các mô hình giá kiểu Tây phổ biến nhất. Tương tự biểu đồ hình nến, chủ đề này rất rộng và mỗi chart pattern sẽ được trình bày chi tiết trong từng bài viết riêng. Dưới đây là những cái tên “quen thuộc” nhất.

Các mô hình giá đảo chiều “cổ điển”

Dưới đây là một số mô hình giá đảo chiều nổi bất nhất trong giao dịch ngoại hối, giao dịch chứng khoán và thậm chí cả giao dịch tiền điện tử, cho thấy tín hiệu đảo chiều xu hướng.

Mô hình giá vai đầu vai (head and shoulders)  

Mô hình giá vai đầu vai
Vai đầu vai là mô hình biểu đồ gồm ba mức đảo chiều, đỉnh lớn (đầu) và hai đỉnh nhỏ hơn ở hai bên (vai). Các nhà giao dịch (pattern trader) xem xét mô hình vai đầu vai (pattern chart) để dự đoán xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.

Thông thường, các đỉnh thứ nhất (vai trái) và thứ ba (vai phải) sẽ nhỏ hơn đỉnh thứ hai (đầu), nhưng tất cả sẽ giảm xuống cùng một mức hỗ trợ, hay còn được gọi là “đường viền cổ” (neckline). Đặc biệt khi giá phá vỡ đường viền cổ dự báo tín hiệu đảo chiều rất mạnh.  

Mô hình giá hai đỉnh (double top)  

Mô hình giá hai đỉnh

Đỉnh kép là một chart pattern khác mà các nhà giao dịch sử dụng trong mẫu đảo chiều. Thông thường, giá trị của một tài sản sẽ đạt đỉnh trước khi quay trở lại mức hỗ trợ. Sau đó, nó sẽ tăng lên một lần nữa trước khi đảo chiều xuống mức hỗ trợ quan trọng (đáy thấp nhất nằm giữa 2 đỉnh). Khi mà đường hỗ trợ này bị phá vỡ, bạn có thể tin tưởng rằng thị trường sẽ đi xuống sâu hơn. Logic tương tự cũng áp dụng cho mô hình giá ba đỉnh (triple top).

Mô hình giá hai đáy (double bottom)  

Mô hình giá hai đáy
Đáy kép có hình dạng chữ W, được hình thành khi thị trường đi sâu xuống tạo thành một đáy, sau đó điều chỉnh không thành công và tiếp tục đi xuống tạo thì một đáy khác. Cuối cùng, xu hướng sẽ đảo ngược và bắt đầu đi lên khi thị trường trở nên lạc quan hơn.

Hai đáy là mô hình đảo chiều tăng giá vì nó báo hiệu sự kết thúc của xu hướng giảm và chuyển sang xu hướng tăng. Logic tương tự cũng áp dụng cho mô hình giá ba đáy (triple bottom).

Mô hình giá đáy tròn (rounding bottom)  

Mô hình giá đáy tròn
Đây là mô hình đảo chiều dài hạn đại diện cho xu hướng hợp nhất chuyển từ giảm sang tăng hoặc ngược lại. Ví dụ: trong xu hướng tăng, giá của tài sản có thể giảm nhẹ trước khi tăng trở lại, gọi là mô hình giá tiếp tục tăng.

Ví dụ về đáy tròn đảo chiều tăng giá: trong một đáy tròn, giá bắt đầu với một xu hướng giá giảm cho đến khi nó đạt đến một điểm hỗ trợ. Khi đạt đến điểm hỗ trợ, giá sẽ bắt đầu xu hướng cao hơn.

Các nhà giao dịch sẽ tận dụng mô hình biểu đồ này bằng cách chiếm các vị thế mua ở mức hỗ trợ để tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai.

Mô hình nêm (wedge)

Nêm hình thành khi hai đường xu hướng (chuyển động giá của tài sản) đều hướng về một phía. Có hai dạng nêm: tăng và giảm.

Nêm tăng được biểu thị bằng một đường xu hướng nằm giữa hai đường hỗ trợ và kháng cự hướng lên trên. Trong trường hợp này, đường hỗ trợ dốc hơn đường kháng cự. Mô hình nêm tăng về cơ bản khi giá phá vỡ hai cạnh nêm sẽ đều là xu hướng giảm.  

Mô hình giá nêm tăng
Tương tự như nêm tăng, nêm giảm sẽ được cấu tạo bởi hay đường xu hướng dốc xuống phía dưới. Trong trường hợp này, đường kháng cự dốc hơn đường hỗ trợ. Thay vì tiếp diễn theo xu hướng ban đầu, đường giá sẽ bùng nổ và đảo chiều xu hướng.  

Mô hình giá nêm giảm

Cả hai nêm tăng và giảm đều là các mô hình giá đảo chiều, trong đó nêm tăng đại diện cho thị trường giảm giá và nêm giảm đại diện cho thị trường tăng giá.

Các mô hình giá tiếp diễn “cổ điển”

Như tên gọi, những mô hình này ngụ ý xu hướng tiếp tục hơn là đảo ngược.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình giá càng mất nhiều thời gian để tích lũy, thì giá phá vỡ trên hoặc dưới khu vực tiếp tục sẽ càng có khả năng hình thành. Tuy nhiên, để phát hiện ra chúng, bạn sẽ cần một nền tảng với các công cụ biểu đồ mạnh mẽ như CAPEX WebTrader hoặc MetaTrader 5.

>> Mở tài khoản demo không rủi ro để cùng tìm hiểu sâu hơn về chart patterns trong thời gian thực

Mô hình giá cốc và tay cầm (cup and handle)  

Mô hình giá cốc tay cầm
Mô hình cốc và tay cầm là một mô hình tiếp tục tăng giá, đánh dấu một giai đoạn tâm lý thị trường giảm giá trước khi bứt phá và tiếp tục xu hướng tăng ban đầu. Mô hình có kết cấu giống hệt cốc uống nước có dạng đáy tròn và phần tay cầm tương tự như một mô hình nêm.

Sau mô hình đáy tròn, giá của tài sản có thể sẽ bước vào giai đoạn thoái lui tạm thời, giá đã chạm vào đúng ngưỡng kháng cự trước đó, điều này khiến phần cốc hình thành mà cũng cho thấy 1 bộ phận nhà đầu tư khi mua được giá tại phần đáy đã bắt đầu tìm cách xả hàng (mô hình nêm). Tài sản cuối cùng sẽ đảo ngược khỏi nêm và tiếp tục với xu hướng tăng tổng thể.

Mô hình giá lá cờ hoặc cờ đuôi nheo (Pennant or flags)  

Mô hình giá cờ hoặc cờ đuôi nheo
Mô hình cờ hoặc cờ đuôi nheo là mô hình giá tiếp diễn, được hình thành sau một giai đoạn thị trường diễn ra vô cùng sôi động, sau đó là giai đoạn nghỉ ngơi, dưỡng sức lấy đà để tiếp tục xu hướng ban đầu.

Có hai dạng cờ: cờ tăng hoặc cờ giảm. Biểu đồ trên là một ví dụ về dạng cờ tăng. Trong ví dụ này, cờ đuôi nheo có thể là một dạng của mô hình giá lưỡng tính vì chúng thể hiện xu hướng liên tiếp hoặc đảo ngược.

Mô hình giá tam giác tăng dần (ascending triangle)  

Mô hình giá tam giác tăng dần
Tam giác tăng dần là một mô hình giá tiếp diễn báo hiệu xu hướng tăng mạnh. Trong mô hình biểu đồ này, đường xu hướng được vẽ theo chiều ngang tại một mức độ trong quá khứ đã ngăn cản giá tăng lên, còn đường xu hướng thứ hai kết nối các đáy tăng.

Trading patterns này thường có hai hoặc nhiều đỉnh giống nhau cho phép vẽ đường nằm ngang. Đường xu hướng biểu thị xu hướng tăng tổng thể của mô hình, trong khi đường ngang biểu thị mức kháng cự trong lịch sử đối với tài sản cụ thể đó.

Mô hình giá tam giác giảm dần (descending triangle)  

Mô hình giá tam giác giảm dần
Ngược lại với mô hình tam giác tăng dần, một hình tam giác giảm dần báo hiệu xu hướng tiếp tục giảm giá. Thông thường, một nhà giao dịch sẽ mở một vị thế bán trong giao đoạn xuất hiện tam giác giảm dần để kiếm lợi nhuận từ thị trường giảm.

Trong mô hình giá này, khi giá phá vỡ mức hỗ trợ bên dưới, đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự suy giảm có thể sẽ tiếp tục tăng hoặc thậm chí còn mạnh hơn. Đây là thị trường bị chi phối bởi người bán, nghĩa là các đỉnh thấp hơn (lower high) liên tiếp sảy ra và không có khả năng đảo ngược.

Các mô hình giá có thể tiếp diễn hoặc đảo ngược

Đây có thể là chart patterns đảo chiều hoặc tiếp tục. Phạm vi giá hội tụ thành một phạm vi hẹp hơn cho đến khi giá bứt phá theo hướng của xu hướng (tiếp tục) hoặc theo hướng ngược lại (đảo chiều).

Mô hình giá tam giác đối xứng (symmetrical triangle)  

Mô hình giá tam giác đối xứng
 

Mô hình tam giác đối xứng có thể là tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào thị trường. Trong một trong hai trường hợp, đây thường là mô hình giá tiếp diễn - thị trường thường sẽ tiếp tục theo cùng hướng với xu hướng tổng thể khi mô hình biểu đồ hình thành.

Tam giác đối xứng hình thành khi khi đường xu hướng hội tụ nối một loạt các đỉnh cao nhất và các đáy thấp nhất liên tiếp. Trong ví dụ, xu hướng tổng thể là giảm, nhưng tam giác đối xứng cho chúng ta thấy rằng đã có một khoảng thời gian ngắn xu hướng đảo chiều.

Tuy nhiên, nếu không có xu hướng rõ ràng trước khi mô hình tam giác hình thành, thị trường có thể bứt phá theo cả hai hướng. Điều này làm cho mô hình tam giác đối xứng trở thành mô hình song phương - có nghĩa là chúng được sử dụng tốt nhất trong các thị trường biến động, nơi không có dấu hiệu rõ ràng về hướng di chuyển của giá tài sản. 

Mẹo giao dịch các mô hình giá (patterns trading)

Các mô hình giá không xuất hiện nhờ “ma thuật”, chúng chính là đại diện cho tâm lý thị trường. Hành vi mà pattern trader phản ứng với các sự kiện thị trường hoặc dựa trên kỳ vọng của họ (sợ hãi, do dự, …) phản ảnh rõ nét qua sự lặp lại của các mô hình giá trên thị trường.

Bằng cách nhận ra các mô hình này, bạn có thể dự đoán tốt hơn các mức hỗ trợ/kháng cự mà các mô hình này tạo ra. Nói cách khác, chỉ báo mô hình giá là một cách khác để dự đoán những gì đám đông có khả năng làm.

Các nhà giao dịch cần xác định xem thị trường đang giao dịch hay hợp nhất (nghỉ ngơi), ứng với từ mô hình giá hoạt động tốt nhất cho từng môi trường giao dịch.

Kế đến, cần nhìn vào “bức tranh toàn cảnh” về giá, đừng chỉ tập trung vào các mô hình giá. Vì sau cùng, những gì bạn cần là xác nhận một mô hình hành động giá. Tìm hướng thích hợp để thực hiện các giao dịch sẽ giúp bạn gia tăng tỷ lệ chiến thắng của mình trong các điều kiện thị trường bình thường.

Các patterns trading sẽ hoạt động tốt nhất khi kết hợp với một vị thế tuyệt vời. Vị thế đó có thể là mức hỗ trợ/kháng cự, dao động các điểm cao/thấp hoặc điểm xoay (pivot point). Hoặc thậm chí là một chỉ báo kỹ thuật nếu kết hợp cả hai.

Cuối cùng, chiến lược giao dịch (trading patterns) theo mô hình giá yêu cầu các quy tắc giao dịch có thể được điều chỉnh cùng với các điều kiện thị trường thay đổi. Khi sử dụng các mô hình giá như phân tích kỹ thuật, cần ghi nhớ rằng đây không phải là sự đảm bảo rằng thị trường sẽ di chuyển theo hướng dự đoán đó - chúng chỉ là dấu hiệu cho thấy điều gì có thể xảy ra với giá của tài sản.

Bài viết khác

disclaimers_academy

course_share_title

article_rating_title

awful
ok
great
awesome

read_more

Miguel A. Rodriguez
Miguel A. Rodriguez
financial_writer

Miguel worked for major financial institutions such as Banco Santander, and Banco Central-Hispano. He is a published author of currency trading books.