Article Hero

Bài 9: Blockchain là gì?

15 minutes
1648112966.jpg
Miguel A. Rodriguez
Miguel A. Rodriguez
03 tháng 5 2023
Khi nhắc thành công của bánh lái thị trường điện tử - Bitcoin thì không thể bỏ qua công nghệ lưu trữ hồ sơ đứng sau nó – Blockchain

Người Việt Nam có câu: “Đằng sau một người đàn ông thành công là bóng dáng người phụ nữ.” Thật vậy, khi nhắc thành công của bánh lái thị trường điện tử - Bitcoin thì không thể bỏ qua công nghệ lưu trữ hồ sơ đứng sau nó – Blockchain.

Chính xác thì mạng lưới blockchain là gì và nguyên lí hoạt động của công nghệ này ra sao? Hãy cùng Capex tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nội dung bài viết về Blockchain:

  • Tìm hiểu về Blockchain là gì và ý nghĩa của nó đối với các nhà giao dịch và nhà đầu tư
  • Mở tài khoản demo và làm quen khái niệm Blockchain
  • Mở một tài khoản thực và bắt đầu đầu tư vào sự bùng nổ của chuỗi khối Blockchain

Blockchain là gì? Công nghệ Blockchain là gì?

Blockchain, hay còn gọi là công nghệ chuỗi khối, là “xương sống” của các loại tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum. Nói một cách dễ hiểu, Blockchain đóng vai trò như một cuốn sổ cái của công ty nơi mà mọi hoạt động liên quan đến tiền tệ được quản lý giảm sát chặt chẽ. Ví dụ: chuỗi khối Bitcoin chứa các cơ sở dữ liệu của tất cả hoạt động gửi và nhận Bitcoin.

Tất cả các loại tiền điện tử đều được tạo trên chuỗi khối. Blockchain là một hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán được chia sẻ giữa các nút của mạng máy tính và lưu trữ an toàn thông tin ở định dạng kỹ thuật số.

Công nghệ Blockchain đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn của cơ sở dữ liệu; đồng thời tạo sự tin cậy mà không cần đến các bên thứ ba.

Cấu trúc kỹ thuật số này đã trở nên rất phổ biến do tính chất mật mã của nó. Người dùng không phải chia sẻ bất kỳ thông tin nhạy cảm nào khi thực hiện giao dịch Bitcoin. Điều này có nghĩa là hầu như không có khả năng thông tin tài chính của bạn bị xâm phạm hoặc danh tính bị đánh cắp. Đồng thời, nó cho phép thanh toán an toàn giữa những người không quen biết với nhau.

Tìm hiểu Blockchain hoạt động như thế nào?

Mục tiêu của Block chain là cho phép thông tin kỹ thuật số được ghi lại, phân phối và không thể chỉnh sửa. Nó là một cuốn sổ cái “bất biến” lưu trữ hệ thống cơ sở dữ liệu không thể bị xóa, thay đổi hoặc phá hủy. Blockchain được biết đến nhiều hơn dưới cái tên công nghệ sổ cái phân tán (DLT).

Cấu trúc dữ liệu của nền tảng Blockchain là điểm khác biệt chính so với cơ sở dữ liệu truyền thống. Một chuỗi tập hợp thông tin trong các nhóm được gọi là khối (các nhóm này có thể chứa nhiều bộ thông tin). Mỗi khối có một dung lượng lưu trữ nhất định và được liên kết với khối đã lấp đầy trước đó. Liên kết này tạo ra chuỗi dữ liệu được gọi là chuỗi khối Blockchain.

Cơ sở dữ liệu thường có cấu trúc dữ liệu trong các bảng. Tuy nhiên, một chuỗi khối kết cấu dữ liệu của nó theo các khối. Khi các khối phi tập trung này được liên kết với nhau, cấu trúc dữ liệu này tạo ra một dòng thời gian không thể thay đổi của dữ liệu. Khi một khối đã được lấp đầy, nó sẽ trở thành một phần của dòng thời gian. Mỗi khối được gán một dấu thời gian (timestamp) khi được thêm vào chuỗi. 

Ứng dụng Blockchain – lợi ích của Blockchain

Do tính chất phi tập trung của chuỗi khối Bitcoin, tất cả các giao dịch được ghi lại có thể dễ dàng được xác minh bởi bất kỳ ai có kết nối internet. Bạn có thể sử dụng bất kỳ Bitcoin explorer hoặc nút Blockchain (Blockchain node) nào để xem các giao dịch. Mỗi node đều có bản sao chuỗi riêng của nó, được cập nhật mỗi khi các khối mới được thêm vào hoặc xác nhận. Việc sử dụng mạng lưới Blockchain cho phép người dùng ẩn danh trong khi vẫn giữ được tính minh bạch của tất cả các giao dịch đã thực hiện.

Hồ sơ được lưu trữ trên chuỗi khối Bitcoin rất hữu ích cho bất kỳ loại dịch vụ nào yêu cầu sổ cái bảo mật đăng ký tất cả các giao dịch. Một số trường hợp sử dụng cộng nghệ block chain phổ biến nhất là:

  • Tiền điện tử
  • Ngân hàng (dữ liệu tài chính, chống rửa tiền, v.v.)
  • Bảo hiểm
  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Quản lý bản quyền
  • Quyền sở hữu tài sản
  • Chăm sóc sức khỏe

Tiền điện tử

Tiền điện tử là một trong những sản phẩm đầu tiên của công nghệ Blockchain. Mặc dù hầu hết chúng ta đều biết về Bitcoin cho đến nay, nhưng không gian tài chính mới này sẽ không thể thực hiện được nếu không có Blockchain.

Dịch vụ tài chính ngân hàng

Toàn cầu hóa yêu cầu các tổ chức thực hiện các giao dịch xuyên biên giới. Mạng lưới Blockchain có thể được sử dụng để tạo điều kiện cho các khoản thanh toán xuyên biên giới an toàn và hiệu quả bằng cách loại bỏ nhu cầu trung gian và nhiều tổ chức đã sử dụng nó. Ví dụ, Ripple và Stellar là hai trong số các dịch vụ phổ biến nhất cho các giao dịch xuyên biên giới. Các dịch vụ này sử dụng công nghệ Blockchain để các cá nhân hoặc tổ chức có thể chuyển tiền quốc tế nhanh hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn.

Nhưng đây không phải là vai trò duy nhất của chuỗi khối trong ngành tài chính truyền thống. Trường hợp sử dụng phổ biến nhất của Block chain xoay quanh tiền. Chuỗi khối hỗ trợ các hệ thống giao dịch, thị trường vốn, chống rửa tiền và các hệ thống khác.

Bảo hiểm

Bảo hiểm là một trong những ứng dụng tốt nhất đối với các Blockchain hợp đồng thông minh. Smart contract cho phép khách hàng cũng như các công ty bảo hiểm quản lý các khiếu nại một cách an toàn và minh bạch. Chuỗi khối Blockchain có thể ghi lại tất cả các yêu cầu và hợp đồng. Tính năng này sẽ loại bỏ các xác nhận quyền sở hữu không hợp lệ.

Quản lý chuỗi cung ứng

Sổ cái bất biến của Blockchain khiến hệ thống này rất phù hợp cho các nhiệm vụ như theo dõi hàng hóa trong thời gian thực khi chúng được vận chuyển trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra, công nghệ Blockchain cho phép truy xuất lại nguồn gốc hàng hóa từ cửa hàng đến một nhà sản xuất với dữ liệu có độ chính xác cao; các chức năng như lập hóa đơn, thanh toán cũng dễ dàng được kiểm soát, cũng như tự động hóa thông qua các hợp đồng thông minh.

Quản lý bản quyền

Ứng dụng của Blockchain có thể được sử dụng để lưu trữ và phân loại các tác phẩm gốc. Các tác giả thường khó tìm được các công cụ phù hợp để lập danh mục tác phẩm và chứng minh quyền sở hữu bản quyền. Họ cũng không thể ngăn chặn các hành vi vi phạm và kiếm tiền từ các tác phẩm của mình. Do đó, sử dụng công nghệ Block chain cho phép bản quyền được tạo tự động sau khi tạo ra bất kỳ tác phẩm sáng tạo nào. 

Quyền sở hữu tài sản và dữ liệu cá nhân

Chính phủ có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ về công dân của mình (ví dụ: sinh, tử, tình trạng hôn nhân và chuyển nhượng tài sản). Tuy nhiên, việc quản lý những dữ liệu này có thể phức tạp và một số hồ sơ chỉ có sẵn ở định dạng giấy. Đôi khi, công dân phải đến thăm các văn phòng chính quyền địa phương của họ để thực hiện bất kỳ thay đổi nào. Quá trình này tiêu tốn thời gian và công sức, trong khi đó, công nghệ chuỗi khối có thể làm cho điều này dễ tiếp cận và an toàn hơn.

Chăm sóc sức khỏe

Blockchain có thể lưu trữ dữ liệu sức khỏe chung như tuổi, giới tính và có thể cả dữ liệu lịch sử y tế cơ bản như các dấu hiệu quan trọng hoặc lịch sử tiêm chủng trên một chuỗi khối có thể chia sẻ, nơi những người khác được quyền truy cập thông tin và không phải bận tâm về quyền riêng tư.

Chuỗi khối có thể liên kết các thiết bị y tế được kết nối với hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân. Dữ liệu do Blockchain chăm sóc sức khỏe tạo ra có thể được lưu trữ trên các thiết bị và được đính kèm vào hồ sơ y tế của cá nhân. Một trong những vấn đề lớn với các thiết bị y tế được kết nối là các silo dữ liệu (dữ liệu thô), nhưng thuật toán Blockchain có thể giải quyết được điều đó.

Ưu điểm của Blockchain

Chuỗi khối Blockchain có tiềm năng trở thành một hệ thống lưu trữ hồ sơ phi tập trung vô hạn. Ứng dụng của Blockchain còn rất nhiều ngoài những ứng dụng được liệt kê ở trên. Nó có thể đảm bảo quyền riêng tư, bảo mật cao hơn, phí xử lý thấp hơn và ít lỗi hơn.

Những ưu điểm nổi bật của chuỗi khối có thể kể đến là:

  • Độ chính xác của xác minh được cải thiện bằng cách loại bỏ yếu tố con người
  • Loại bỏ xác minh của bên thứ ba để giảm chi phí
  • Hệ thống phi tập trung khó thay đổi hơn
  • Cung cấp các giao dịch riêng tư, an toàn và hiệu quả
  • Công nghệ minh bạch
  • Cung cấp một giải pháp thay thế ngân hàng cũng như một phương tiện để bảo vệ thông tin cá nhân của công dân từ các quốc gia có chính phủ kém phát triển hoặc không ổn định.

Nhược điểm của Blockchain

  • Tiền điện tử sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (PoW) yêu cầu thiết bị đắt tiền
  • Độ trễ xác minh giao dịch
  • Chuỗi khối có lịch sử hoạt động bất hợp pháp
  • Các quy định khác nhau tùy theo thẩm quyền và có thể thay đổi bất kỳ lúc nào
  • Hạn chế về lưu trữ dữ liệu

Đầu tư vào Blockchain

Tiền điện tử và các công ty sử dụng công nghệ Blockchain là hai kênh đầu tư chính. 

Tiền điện tử 

Cách đơn giản nhất để đầu tư vào Blockchain là thông qua Bitcoin và các loại tiền điện tử sử dụng Blockchain. 

Bitcoin (BTC) - đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên được tạo ra đã thúc đẩy toàn bộ thị trường tiền điện tử lên đến con số 2 nghìn tỷ USD tính đến năm 2021. BTC là tài sản có giá trị nhất mà một nhà đầu tư tiền ảo nên sở hữu. Thị trường coin dự kiến ​​sẽ tăng giá nếu Bitcoin tăng. Ngược lại, nếu Bitcoin giảm, toàn bộ thị trường sẽ bị ảnh hưởng.

Tìm hiểu thêm: Dự đoán giá Bitcoin 2022, 2025, 2030

Ethereum (ETH) là loại tiền điện tử phổ biến thứ hai. Nhờ tính năng hợp đồng thông minh, Ethereum blockchain là một lựa chọn hàng đầu cho các nhà phát triển muốn khởi chạy các ứng dụng blockchain mới.

Vào cuối năm 2022, bản nâng cấp ETH2.0 dự kiến ​​sẽ được hoàn tất. Theo đó, Ethereum sẽ chuyển từ cơ chế Proof-of-Work (POW) sang Proof-of-Stake (PoS) nhằm tăng đáng kể thông lượng giao dịch và giảm phí blockchain cho các nhà giao dịch.

Tìm hiểu thêm: Dự đoán giá Ethereum 2022, 2025, 2030

Cardano (ADA) ADA được xem là thế hệ tiếp theo của Ethereum với mục tiêu là linh hoạt, bền vững và có thể thích ứng để chạy các hợp đồng thông minh. Cardano sử dụng cơ chế đồng thuận PoS. Điều này sẽ cho phép phát triển nhiều ứng dụng tài chính phi tập trung, token tiền coin mới và trò chơi.

Tìm hiểu thêm: Dự đoán giá Cardano 2022, 2025, 2030

Stellar Lumen (XLM) Stellar là một mạng lưới blockchain cho phép người dùng gửi tiền hoặc tài sản ngày nay theo cách truyền thống quen thuộc với họ. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng Stellar để chuyển bất cứ thứ gì, từ tiền tệ truyền thống sang các token tiền điện tử đại diện cho tài sản mới hoặc tài sản hiện có. Với sự trợ giúp của lumen tiền điện tử (XLM), những tài sản này có thể được giao dịch giữa những người dùng một cách an toàn và nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm: Dự đoán giá Stellar Lumen 2022, 2025, 2030

Dogecoin (DOGE) ban đầu là một trò đùa do Jackson Palmer, giám đốc sản phẩm của Adobe Inc. Tuy nhiên, Dogecoin đã trở thành một cơn sốt lan truyền và giá trị tăng nhiều lần so với thời điểm ban đầu, trở thành một trong những loại tiền điện tử có giá trị nhất.

Tìm hiểu thêm: Dự đoán giá Dogecoin 2022, 2025, 2030

Ripple (XRP) là một hệ thống thanh toán theo thời gian thực sử dụng đồng tiền mã hóa riêng biệt, XRP, để thực hiện các giao dịch tài chính. Công ty Ripple Labs sử dụng một hệ thống dựa trên blockchain đóng vai trò như một mạng lưới các điểm xác thực để xác minh các giao dịch. Đây là một trong top coin của năm 2022 khi xét về khía cạnh tiện ích.

Tìm hiểu thêm: Dự đoán giá Ripple 2022, 2025, 2030

Litecoin (LTC) được tạo ra bởi cựu kỹ sư của Google Charles Lee vào năm 2011. Ông muốn một phiên bản nhẹ hơn của Bitcoin. Các nhà phát triển luôn nói rằng Litecoin có thể được coi là “phiên bản bạc” của Bitcoin. Litecoin có tốc độ xác nhận giao dịch nhanh hơn (2,5 phút mỗi khối) so với Bitcoin.

Tìm hiểu thêm: Dự đoán giá Litecoin 2022, 2025, 2030

Tron (TRX), hoặc Tronix, đã được ra mắt vào thời điểm tiền điện tử đang bước vào giai đoạn đỉnh cao năm 2017. Tron đã tập hợp một nhóm các nhà phát triển và nhà đầu tư toàn cầu với tầm nhìn về cách cryptocurrency có thể định hình lại Internet.

Tìm hiểu thêm: Dự đoán giá Tron 2022, 2025, 2030

Polkadot (DOT) là blockchain của nhiều blockchain riêng lẻ – nơi người dùng có thể tạo ra nền tảng cho riêng mình. thiết kế blockchain sáng tạo sẽ cho phép người dùng thực hiện các giao dịch riêng tư và hiệu quả hơn. Nó cũng sẽ tạo ra các chuỗi khối không tiết lộ dữ liệu người dùng hoặc xử lý một số lượng lớn giao dịch.

Tìm hiểu thêm: Dự đoán giá Polkadot 2022, 2025, 2030

Chainlink (LINK) được thành lập để giải quyết vấn đề dựa vào nguồn dữ liệu bên ngoài để thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Chainlink khuyến khích các nhà cung cấp dữ liệu, được gọi là "oracles", hoạt động như một cầu nối giữa các nguồn dữ liệu bên ngoài và các hợp đồng thông minh blockchain

Tìm hiểu thêm: Dự đoán giá Chainlink 2022, 2025, 2030

Các loại tiền ảo khác đáng được đề cập và nghiên cứu để đầu tư tiềm năng trong tương lai là AAVE, NEO, Tezos (XTZ), Monero (XMR), DASH, Compound (COMP), NEOYearn.Finance (YFI).

Tìm hiểu thêm: Top coin đáng đầu tư nhất năm 2022 

Mua và nắm giữ tiền điện tử

Các nhà đầu tư muốn sở hữu lâu dài nên cân nhắc mua và nắm giữ tiền điện tử. Đây là hình thức đầu tư không yêu cầu dõi giá tài sản hàng ngày, cũng như không cần thực hiện phân tích kỹ thuật hoặc xem biểu đồ thường xuyên. Tuy nhiên, dù mất ít thời gian hơn so với giao dịch ngắn hạn và không gặp áp lực từ những thay đổi giá liên tục, bạn cũng cần quan tâm đến các tin tức mới nhất và kiểm tra các vị thế của mình thường xuyên.

Giao dịch thông qua CFD  

Blockchain cổ phiếu và ETF
Nguồn: CAPEX WebTrader

Với CFD (hợp đồng chênh lệch), nhà đầu tư có thể suy đoán về biến động giá của tiền điện tử mà không cần sở hữu trực tiếp. Lợi ích đầu tiên là khả năng giao dịch theo một trong hai hướng: mua (mở vị thế mua) nếu bạn cho rằng giá sẽ tăng hoặc bán (mở vị thế bán) nếu bạn dự đoán giá sẽ giảm.

Cần lưu ý, CFD là các sản phẩm có đòn bẩy. Các mức leverage giúp trader dễ dàng tiếp cận thị trường với khoản tiền gửi ban đầu - được gọi là ký quỹ - dùng để mở vị thế giao dịch. Công cụ “đặc lực” này có thể là con dao hai lưỡi khi “khuếch đại” cả lợi nhuận và thua lỗ của nhà giao dịch.

Với CAPEX, bạn có thể giao dịch CFD trên 20 loại tiền điện tử hàng đầu với phí hoa hồng bằng 0 và mức chênh lệch chặt chẽ, cũng như hơn 2.000 cổ phiếu, hàng hóa, quỹ và cặp tiền tệ quốc tế trong một tài khoản giao dịch.

>> Khám phá những lợi ích của giao dịch tiền điện tử

Cổ phiếu chuỗi khối và ETF

Nhiều công ty đại chúng đã kết hợp công nghệ blockchain vào hoạt động của họ và cung cấp các dịch vụ liên quan đến chuỗi khối hoặc tham gia vào thị trường tiền điện tử. Trong khi một số chỉ tập trung vào đổi mới Blockchain hoặc tiền điện tử, các tổ chức khác sử dụng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến chuỗi khối để nâng cao hoạt động kinh doanh vốn đã thành công.

>> Các cổ phiếu Blockchain hàng đầu cho năm 2022

Blockchain ETF (Quỹ hoán đổi danh mục) là một cách cực kỳ hiệu quả để đầu tư vào hàng trăm công ty sử dụng chiến lược dựa trên công nghệ Block chain.

Các ETF Blockchain này sở hữu cổ phiếu của các công ty sử dụng hoặc phát triển công nghệ chuỗi khối. Họ có nhiều khả năng đầu tư vào nhiều loại tài sản hơn so với Bitcoin ETF hoặc ETF tiền điện tử có xu hướng tập trung vào giá của một loại tiền điện tử riêng lẻ. Các quỹ ETF này đầu tư vào hàng trăm công ty.

>> Các ETF Blockchain hàng đầu cho năm 2022

Kết luận về Blockchain

Không thể phủ nhận độ phổ biến của công nghệ Blockchain trong những năm gần đây, song hành cùng với sự phát triển của thị trường tiền điện tử. Vì thế, các nhà đầu tư tiền điện tử càng nên hiểu rõ khái niệm Blockchain là gì và những ứng dụng của nó trong thị trường crypto nói riêng và các lĩnh vực đời sống xã hội nói chung. Vì xét cho cùng, Bitcoin và Blockchain là “2 mặt không thể tách rời của một đồng xu.”

Bài viết khác

disclaimers_academy

course_share_title

article_rating_title

awful
ok
great
awesome

read_more

Miguel A. Rodriguez
Miguel A. Rodriguez
financial_writer

Miguel worked for major financial institutions such as Banco Santander, and Banco Central-Hispano. He is a published author of currency trading books.