Article Hero

Bài 3: Mô hình nến Nhật là gì?

17 minutes
Miguel A. Rodriguez
Miguel A. Rodriguez
28 tháng 4 2023
Mô hình nến Nhật – tinh hoa được xem là kinh điển trong phân tích kỹ thuật, là phương pháp phân tích hành động giá phổ biến nhất.

Hai “trường phái” Đông – Tây nổi tiếng nhất trong phân tích kỹ thuật là các mô hình nến Nhật và mô hình giá kiểu Tây. Đây được xem là những công cụ “khét tiếng” trong việc phán đoán hướng đi thị trường và được sử dụng một cách rộng rãi trong cách giao dịch tài chính.

Trong bài viết này, hãy cùng Capex tìm hiểu “cánh tay đắc lực” đầu tiên, các mô hình nến Nhật và cách xem biểu đồ nến hiệu quả nhất.

Nến Nhật là gì?

Nến Nhật (Japanese candlestick), còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như mô hình nến Nhật, biểu đồ nến, đồ thị nến Nhật, …là loại biểu đồ mô tả chuyển động giá của một loại tài sản nhất định như chứng khoán, cặp tiền tệ, tiền điện tử, …

Mặc dù biểu đồ giá rất đa dạng về “phong cách”, nhưng nến Nhật cho đến nay vẫn là mô hình phổ biến nhất vì chúng cung cấp khả năng nắm bắt trực quan nhất về hành động giá và tâm lý thị trường.

Được phát minh bởi các thương gia gạo người Nhật từ nhiều thế kỷ trước, nhưng các mô hình nến Nhật chính thức “thống trị thị trường” kể từ khi chúng được nhà phân tích Steve Nison giới thiệu lần đầu tiên đến phương Tây vào năm 1989.

Lưu ý: Đây là một chủ đề rất rộng. Mục tiêu của người viết là giới thiệu đến bạn đọc những giá trị cốt lõi của các mô hình nến Nhật và cách sử dụng các mẫu hình nến nhằm đem lại các giao dịch hiệu quả với xác suất cao nhất.

Cách đọc mô hình nến Nhật

Nến Nhật có ba thành phần chính là: màu sắc, thân nến và râu nến. Màu sắc của nến cho các nhà giao dịch biết hướng di chuyển trong một khoảng thời gian cụ thể, phần thân nên thể hiện phạm vi giao động giữa giá mở cửa và giá đóng cửa và râu nến hiển thị mức giá cao nhất và thấp nhất trong phiên.

Thành phần chính của nến Nhật

  • Nến xanh (nến tăng) có giá mở cửa nằm dưới và giá đóng cửa nằm trên. Nến đỏ (nến giảm) có giá mở cửa nằm trên, giá đóng cửa nằm dưới. Tuy nhiên, đôi khi biểu đồ sử dụng nến trắng (tăng) và nến đen (giảm).
  •  Trên cả hai nến, râu trên (đôi khi được gọi là bóng nến) là đỉnh cao nhất và râu dưới là đáy thấp nhất trong phiên giao dịch. 

Chiều dài của thân nến và râu nến cho chúng ta biết rất nhiều điều về tâm lý thị trường trong suốt thời gian giao dịch của một thanh nến. Điều này có thể không đáng kể với các chiến lược giao dịch trong gian tương đối dài như ngày, tuần hoặc tháng nhưng lại vô cùng ý nghĩa với các khung thời gian ngắn hơn, vì chúng thể hiện tậm lý thị trường và hành vị giá của phe mua và phe bán, phe nào đang “chiếm ưu thế” hơn.

Khi phân tích biểu đồ nến Nhật, trader sẽ quan tâm đến mối quan hệ giữa râu nến (bóng nến) với chiều dài thân và ý nghĩa của từng thanh nến để đưa ra quyết định vào lệnh Buy hay Sell, cụ thể:

  • Râu nến càng dài so với thân nến, tâm lý do dự càng lớn, “trận chiến” giữa phe mua và phe bán càng “nhộn nhịp” và xu hướng hiện tại càng có nhiều khả năng chấm dứt hoặc đảo ngược.
  • Râu nến càng ngắn so với thân nến, thị trường mua - bán càng quyết đoán hơn và xu hướng càng có nhiều khả năng tiếp tục di chuyển theo cùng một hướng.
  • Thân nến càng dài chứng tỏ sức mua/bán càng mạnh, Thân nến dài cho thấy chênh lệch lớn giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Điều này chứng tỏ phe mua đang áp đảo phe bán, nếu nến xanh hoặc phe bán đang gây áp lực mạnh nếu nến đỏ.
  • Thân nến ngắn cho thấy thị trường đang chững lại, cả 2 phe đều đang lưỡng lự chưa đưa ra quyết định.

Râu nến dưới

Râu nến dài phía dưới cho thấy phe bán đang kiểm soát thị trường và “cố tình” đẩy giá giảm xuống nhưng phe mua ngăn cản và đẩy giá lên trở lại, khiến giá đóng cửa gần với giá mở cửa.

Râu nến dưới ngắn cho thấy thị trường ít do dự hơn và áp lực bán “nhẹ hơn”, phe mua không cần can thiệp để đảo ngược hướng giá.

Râu nến trên

Râu nến dài phía trên cho thấy tín hiệu lạc quan, phe mua tìm cách đẩy giá lên nhưng phe bán đã nhảy vào và khiến giá giảm trở lại, khiến giá đóng cửa gần với giá mở cửa.

Ngược lại, râu nến trên ngắn thể hiện “cuộc đấu tranh” của phe mua và phe bán ít khốc liệt hơn, thị trường trường ít do dự hơn.

Các loại mô hình nến Nhật (các loại nến Nhật)

Biểu đồ nến Nhật chủ yếu thể hiện tín hiệu đảo chiều xu hướng hoặc sự do dự của thị trường, trong khi các mô hình giá kiểu Tây như đỉnh kép, đáy kép, vai đầu vai, cốc tay cầm, tam giác và nhiều biểu đồ khác cho thấy xu hướng tiếp diễn (xu hướng tạm dừng trước khi tiếp tục) hoặc đảo chiều.

Các mô hình nến Nhật được phân làm 3 loại: tăng, giảm hoặc trung tính.

  • Nến Nhật đảo chiều tăng. Các mô hình nến tăng có thể hình thành sau xu hướng giảm của thị trường và báo hiệu khả năng đảo chiều xu hướng. Đồ thị nến báo hiệu cho các nhà giao dịch tín hiệu mở vị thế mua (long) để tìm kiếm lợi nhuận từ các “quỹ đạo” hướng lên của giá.
  • Nến Nhật đảo chiều giảm. Các mô hình nến giảm thường hình thành sau xu hướng tăng và báo hiệu một điểm kháng cự. Sự bi quan nặng nề về giá thị trường thường khiến các nhà giao dịch đóng các vị thế mua và mở các vị thế bán để tận dụng lợi thế giá giảm.
  • Nến Nhật tiếp diễn. Nếu một mô hình nến không cho thấy sự thay đổi trong hướng thị trường, thì đó được gọi là biểu đồ nến tiếp diễn. Đồ thị nến này giúp các nhà giao dịch xác định khoảng thời gian “nghỉ ngơi” trên thị trường khi có xuất hiện sự do dự của thị trường hoặc chuyển động giá trung lập.

Trader có thể áp dụng CFD (hợp đồng chênh lệch) với từng mô hình nến Nhật để mua hoặc bán và suy đoán về thị trường giảm cũng như tăng: bán ra trong giai đoạn đảo chiều hoặc tiếp tục giảm giá (bearish), hoặc mua vào trong giai đoạn đảo chiều hoặc tiếp tục tăng giá (bullish).

Quy trình giao dịch nến Nhật:

  • Tìm hiểu các nguyên tắc giao dịch kỹ thuật (technical trading) tại Học viện CAPEX
  • Đăng ký tài khoản thực và giao dịch hàng nghìn cổ phiếu, chỉ số, ETF, các cặp tiền tệ, tiền điện tử, v.v.
  • Xác định và phân tích nến Nhật bằng cách sử dụng các công cụ biểu đồ toàn diện của chúng tôi
  • Mở vị thế giao dịch

Nếu chưa sẵn sàng giao dịch với số vốn thực? Bạn có thể mở tài khoản demo CAPEX để thực hành phân tích biểu đồ nến và các chiến lược giao dịch mô hình nến với 50.000 USD tiền ảo.

Mô hình nến Nhật đơn

Dưới đây là các mẫu nến cơ bản nhất mà bạn có thể tìm thấy (chúng chỉ bao gồm một giai đoạn giao dịch):

Con xoay (Spinning Top)   

Nến Nhật - Con xoay
Mô hình nến con xoay gồm một nến đơn có phần thân ngắn nằm giữa hai râu nến có chiều dài bằng nhau. Mô hình này thể hiện sự do dự của thị trường, phe mua đã đẩy giá cao hơn, trong khi phe bán lại đẩy giá xuống thấp. Các Spinning Top thường được hiểu là khoảng thời gian tích lũy hoặc nghỉ ngơi, theo sau một xu hướng tăng hoặc giảm đáng kể.

Về bản chất, nến con xoay là dấu hiệu thị trường đang ở trạng thái trung lập, nhưng cũng có thể là tín hiệu của một sự đổi chiều nếu được hình thành ở khu vực kháng cự và hỗ trợ mạnh.

Doji   

Nến Nhật - Doji
Đây là mô hình có mức giá đóng của và giá mở cử bằng nhau, thanh nến Nhật có thân rất nhỏ, chỉ là một đường nằm ngang mỏng. Phần râu có thể dài hoặc ngắn và nến Doji có hình dạng giống dấu thập hoặc dấu cộng.

Có bốn loại nến Doji chính:

  • Nến Doji chân dài có râu dài cả phía trên và phía dưới thân nến
  • Nến Doji bia mộ có râu trên dài và râu dưới “tiêu biến”
  • Nến Doji chuồn chuồn có râu dưới dài và râu trên không có hoặc rất ngắn
  • Nếu Doji 4 giá hoàn toàn không có râu, chỉ gồm một đường ngang

Loại nến Nhật này cho thấy sự do dự và thiếu quyết liệu giữa xu hướng tăng giá và giảm giá (tín hiệu trung lập). Do đó, nó là tín hiệu dự báo sắp có xu hướng đảo chiều trong tương lai.

Tóm lại, các trader thường xem mô hình nến Doji là một dấu hiệu cảnh báo sớm.

Nến không râu (Marubozu)  

Nến Nhật - nến không râu
Marubozu xuất phát từ tiếng Nhật có nghĩa là “trọc”, trong phân tích kỹ thuật, nó được xem là một “chân đèn không bấc”.

  • Một cây nến tăng với thân rất dài và không có râu nến chứng tỏ trong suốt phiên giao dịch, phe mua chiếm ưu thế hoàn toàn, không có sự lưỡng lự nào giữa hai phe.
  • Thanh nến đỏ chỉ có thân và không râu nến chứng tỏ phe bán chiếm ưu thế hoàn toàn trong suốt phiên giao dịch, phe mua không tham gia vào thị trường hoặc tham gia với lục mua yếu ớt.

Càng nhiều nến không râu, động thái càng quyết định và sự chi phối của phe mua hoặc phe bán càng rõ ràng.

Cây búa (Hammer)   

Nến Nhật - Hình búa
Thanh nến Nhật hình búa có râu dưới dài và một thân nến tương đối ngắn, không có râu trên. Bóng nến dài có kích thước ít nhất phải gấp 2 đến 3 lần thân nến.

Về mặt tâm lý thị trường, một nến búa xuất hiện ở cuối xu hướng giảm cho thấy phe bán dường như đã kiểm soát hoàn toàn, tiếp tục đẩy giá xuống thấp hơn nữa. Tuy nhiên, phe mua tìm mọi cách khống chế và đẩy giá lên cao.

Trong tâm lý giảm giá đang dần suy yếu, điều đó không có nghĩa là một sự đảo chiều sắp xảy ra vì đây không phải là nến thể hiện xu hướng. Chính vì thế nếu xem xét đồ thị nến búa riêng rẻ, trader có thể nhận được tín hiệu sai, đặc biệt khi các nến tiếp theo tạo ra đáy mới.

Búa ngược (Inverted Hammer)  

Nến Nhật - Búa ngược
Đây là một cây nến có thân ngắn và bóng dài hướng lên trên, ngược lại với nến búa.

Với đặc trưng râu trên dài, mô hình nến Nhật này cho thấy phe mua đã tìm cách đẩy giá lên cao, dự báo dấu hiệu đảo chiều xu hướng. Động thái này sẽ được xác nhận thêm dựa vào hành động giá (price action) sau đó.

Người treo cổ (Hanging Man) – Giảm  

Nến Nhật - Người treo cổ
Nến này có cùng hình dạng với Hammer nhưng hoàn toàn khác nhau về tính chất.

Trong khi một cây búa xuất hiện trong thị trường giá xuống, Hanging Man lại xuất hiện trong xu hướng tăng, báo hiệu rằng áp lực bán có khả năng đẩy giá đi xuống.

Tuy nhiên, sức mua của Hanging Man vẫn có khả năng đẩy giá lên trở lại mức giá mở cửa của phiên giao dịch.

Mô hình nền Hanging Man đỏ được coi là tín hiệu mạnh hơn so với xanh - mặc dù cả hai đều là mô hình giảm giá.

Sao Băng (Shooting Star) – Giảm  

Nến Nhật - Sao băng
Mô hình nến Nhật này lại có hình dáng giống với búa ngược (Inverted Hammer) nhưng xuất hiện trong xu hướng tăng: nó có phần thân dưới nhỏ và phần râu dài phía trên.

Cũng cây nến ấy, nếu xuất hiện trong xu hướng giảm sẽ được gọi là Inverted Hammer, cho tín hiểu đảo chiều tăng, nếu xuất hiện trong xu hướng tăng sẽ được gọi là Shooting Star, cho tín hiệu đảo chiều giảm

Cần lưu ý:

  • Các mô hình nến Nhật Doji và Spinning Top là trung tính, trong khi các mô hình khác cho tín hiệu đảo chiều.
  • Inverted Hammer và Shooting Star có cùng hình dạng và là dạng đảo ngược của Hammer và Hanging Man.
  • Với các mẫu hình nến đảo chiều đơn này, trader nên đợi các dấu hiệu hình thành của một thị trường giảm mới trước khi giao dịch.

Các mô hình nến Nhật kép

Khi một tín hiệu được hình thành từ hai khoảng thời gian liên tiếp, nó được gọi là mô hình nến kép. Chúng thường được xem là gợi ý về tín hiệu đảo ngược xu hướng sắp tới nhưng cũng có thể được sử dụng để xác định xu hướng tiếp tục.

Nhấn chìm (Engulfing)

Mô hình nến nhấn chìm gồm một cây nến rất nhỏ, cây nến thứ hai bao phủ cây nến một, nên gọi là nhấn chìm, hoặc bao phủ.   

Nến Nhật - Nhấn chìm tăng
Bullish Engulfing (nhấm chìm tăng) xảy ra khi hai cây nến ngược nhau xuất hiện trong xu hướng giảm, thanh nến thứ hai (tăng) "nhấn chìm" hoàn toàn phạm vi của nến giảm trước đó.

Nến tăng càng dài, càng “nhấn chìm” nến giảm, thì mô hình càng tăng. Loại đồ thị nến Nhật này cho thấy sự thắng thế hoàn toàn của phe mua. Đây được xem là tín hiệu đảo chiều đáng tin cậy và thường xuyên được các trader chuyên nghiệp sử dụng.   

Nến Nhật - Nhấn chìm giảm
Ngược lại, Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm) xảy ra khi một nến tăng bị thanh nến giảm bao phủ hoàn toàn. Nến giảm càng dài, nó càng “nhấn chìm” hoặc vượt quá phạm vi của nến tăng trước đó, thì mô hình nến càng giảm. Đây là một trong các mẫu hình nến mạnh mẽ có thể làm cho xu hướng giảm sẽ liên tiếp trong một thời gian dài. Vì vậy, khi nhìn thấy mô hình này, trader đừng cố gắng đánh ngược thị trường. 

Đường xuyên (Piercing Line) 

Nến Nhật - Đường xuyên
Piercing Line cũng là một mô hình nến gồm hai thanh, đỏ trước xanh sau.

Thường có một khoảng chênh lệch đáng kể giữa giá đóng cửa của thanh nến đầu tiên và giá mở cửa của nến xanh, cho thấy áp lực mua mạnh khi giá được đẩy lên bằng hoặc cao hơn giá giữa của ngày hôm trước.

Giá đóng cửa trên nến thứ hai phải cao hơn nửa thân nến đầu tiên.

Mô hình nến Piercing Line là một tín hiệu nến đảo chiều xu hướng.

Mô hình nến Nhật cụm 3 nến

Các mô hình nến Nhật 3 thanh thường được coi là tín hiệu mạnh nhất cho động thái sắp tới.

(Sao Mai) Morning Star - Tăng  

Nến Nhật - Sao mai
Morning Star là cụm 3 nến đảo chiều tại đáy với một nến giảm dài, một nến thân ngắn và một nến tăng mạnh.

Các nhà giao dịch xem đây là một dấu hiệu hứa hẹn một sự đảo chiều mạnh mẽ trong tương lai.

Sao Hôm (Evening Star) – Giảm  

Nến Nhật - Sao hôm
Đối lập với Sao mai buổi sáng, cụm 3 nến Sao Hôm cho thấy một thị trường tăng giá đạt đến điểm do dự và sau đó bắt đầu giảm mạnh.

Evening Star và Morning Star là các “biến thể” giảm giá và tăng giá về cùng một chủ đề:

  1. Nến đầu tiên theo hướng của xu hướng với một thân dài cho thấy một lực đẩy cuối cùng mạnh mẽ làm “kiệt sức” động thái giá.
  2. Nến thứ hai là một cây nến nhỏ tương đương nến Doji, cho thấy sự do dự và giúp cho phe mua và phe bán gần như cân bằng nhau.
  3. Nến thứ ba đi ngược xu hướng và nên đóng cửa vượt ra ngoài điểm giữa của nến đầu tiên, cho thấy một động thái đảo chiều mạnh mẽ

Ba chàng lính trắng (Three White Soldiers) - Tăng  

Nến Nhật - Ba chàng lính trắng
Mô hình nến Three White Soldiers hay còn gọi là mô hình nến 3 chàng lính trắng là tín hiệu cảnh báo thị trường đang đổi chiều từ giảm sang tăng. Đây là mô hình cho tín hiệu tăng giá mạnh mẽ và đáng tin cậy nhất.

Đặc điểm nhận dạng mô hình Three White Soldiers:

  1. Biểu đồ nến gồm 3 cây nến xanh liên tiếp, trong đó giá mở cửa và đóng cửa của nến sau phải cao hơn giá mở cửa của nến trước.
  2. Phần râu của mỗi nến rất nhỏ hoặc không có.
  3. Mô hình thường xảy ra ở đáy của xu hướng giảm dài. Đôi khi, nó cũng xuất hiện trong một xu hướng đang tăng.

Các nhà giao dịch chuyên nghiệp sử dụng nó như một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy thị trường gấu (bear market) đã kết thúc.

Ba con quạ đen (Three Black Crows) – Giảm  

Nến Nhật - Ba con quạ đen
Đối lập với ba chàng lính trắng ở trên. Mô hình nến này bao gồm cụm 3 nến giảm liên tiếp xuất hiện sau một xu hướng tăng, đưa ra dự báo đảo chiều.

Đặc điểm của Three Black Crows:

  • Xuất hiện trong một xu hướng tăng hoặc sóng hồi trong xu hướng giảm.
  • 3 cây nến trong mô hình đều nến giảm và có thân dài, râu ngắn.
  • Giá mở cửa của nến sau phải nằm trên hoặc ngang bằng với giá đóng cửa của nến trước.
  • Mô hình cho tín hiệu đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm.

Trader xem ba con quạ đen như một cơ hội để mở một vị thế bán để cố gắng kiếm lợi từ đợt giảm giá sau.

Tăng giá ba bước và giảm giá ba bước (Rising and Falling Three)

Rising Three là mô hình tiếp diễn xu hướng tăng. Mô hình nến Nhật này rất hữu ích trong một thị trường giá lên. Đối ngược với Rising Three là Falling Three, mô hình tiếp diễn xu hướng giảm và rất hữu ích trong thị trường giá xuống.  

Nến Nhật - Giảm giá ba bước
Đặc điểm của Falling Three:

  • Xuất hiện trong xu hướng giảm.
  • Nến đầu tiên giảm mạnh và có thân nến dài.
  • 3 nến tiếp theo di chuyển đi lên theo chiều nghiêng, nhưng không được vượt lên quá cây nến thứ nhất.
  • Nến thứ 5 phải giảm mạnh.

Cho tín hiệu tiếp diễn xu hướng giảm. 


Đặc điểm của Rising Three:

  • Xuất hiện trong xu hướng tăng.
  • Nến đầu tiên tăng mạnh và có thân dài.
  • 3 cây nến tiếp theo di chuyển đi xuống dưới theo chiều nghiêng, nhưng không được vượt quá cây nến thứ nhất.
  • Cây nến thứ 5 phải tăng mạnh.
  • Cho tín hiệu tiếp diễn xu hướng tăng.

Hướng dẫn giao dịch sử dụng nến Nhật

Mặc dù các loại nến Nhật được phân loại thể hiện tín hiệu đảo chiều xu hướng hoặc sự do dự của thị trường, giống như bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào, chúng không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả và nên được sử dụng kết hợp với những chỉ báo khác.  

Mô hình nến Nhật
Nguồn: CAPEX WebTrader

Bằng chứng từ phân tích kỹ thuật rất hữu ích cho việc xác định thời gian vào và thoát lệnh nhưng hiếm khi rõ ràng. Cách xem biểu đồ nến Nhật và bất kỳ chỉ báo nào khác tùy thuộc vào bối cảnh mà nó xảy ra trên thị trường.

Bối cảnh và thời điểm tạo ra sự khác biệt khi diễn giải đồ thị nến Nhật: nến đảo chiều tăng (như mô hình hammer hoặc bullish engulfing) sẽ chính xác hơn nếu nó xuất hiện sau xu hướng giảm kéo dài hơn so với xu hướng ngắn hạn.

Mô hình nến đảo chiều tăng tương tự sẽ có độ tin cậy cao hơn nếu nó xảy ra ở mức hỗ trợ mạnh, nơi trader mong đợi xu hướng giảm có khả năng “bật lại”.

Hãy nhớ rằng, đôi khi bỏ qua một số giao dịch khi chưa chắc chắn lại chính là phương án tốt nhất. Cơ hội bị bỏ lỡ chỉ làm tổn thương “cái tôi” của bạn; trong khi giao dịch không thành công làm “thâm hụt” nghiêm trọng nguồn vốn đầu tư.

  • Tìm hiểu thông tin chi tiết về phân tích kỹ thuật tại Học viện CAPEX
  • Mở tài khoản giao dịch CAPEX để hưởng lợi từ các công cụ phân tích biểu đồ nến mạnh mẽ trên hàng nghìn thị trường
  • Xác định cơ hội thông qua các loại nến Nhật
  • Mở vị thế

Hoặc nếu bạn muốn thực hành phát hiện và giao dịch các mẫu hình nến Nhật mà không muốn bỏ vốn, hãy mở tài khoản demo không rủi ro với CAPEX. Trader sẽ nhận được 50.000 USD tiền ảo để thử giao dịch CFD trên ngoại hối, cổ phiếu, chỉ số, tiền điện tử, v.v.

Bài viết khác

Thông tin này do capex.com/vn biên soạn và không phải là đề nghị hoặc chào mời nhằm mục đích mua hoặc bán bất kỳ sản phẩm tài chính nào được đề cập trong tài liệu này hoặc tham gia vào bất kỳ mối quan hệ pháp lý nào, cũng như không phải lời khuyên hoặc khuyến nghị liên quan đến các sản phẩm tài chính đó.Thông tin này được chuẩn bị cho mục đích lưu hành chung. Nó không liên quan đến các mục tiêu đầu tư cụ thể, tình hình tài chính hoặc nhu cầu riêng của bất kỳ người nhận nào.Bạn nên đánh giá riêng từng sản phẩm tài chính và xem xét sự phù hợp của sản phẩm tài chính đó, bằng cách tính đến các mục tiêu đầu tư cụ thể, tình hình tài chính hoặc nhu cầu riêng của mình, và bằng cách tham khảo ý kiến cố vấn tài chính độc lập khi cần, trước khi giao dịch bất kỳ sản phẩm tài chính nào được đề cập trong tài liệu này.Không được phép công bố, lưu hành, sao chép hoặc phân phối thông tin này, dù toàn bộ hay một phần, cho bất kỳ người nào khác mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Công ty.Hiệu suất trong quá khứ không phải lúc nào cũng là chỉ báo của hiệu suất có thể đạt được hoặc hiệu suất trong tương lai. Mọi quan điểm hoặc ý kiến được trình bày chỉ là của riêng tác giả và không hẳn đại diện cho quan điểm của capex.com/vn 

Share this course

How did you find this article?

Awful
Ok
Great
Awesome

Đọc thêm

Miguel A. Rodriguez
Miguel A. Rodriguez
Financial Writer

Miguel worked for major financial institutions such as Banco Santander, and Banco Central-Hispano. He is a published author of currency trading books.