Sơ lược về Apple
Apple là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia chuyên thiết kế, phát triển và kinh doanh các thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến. Kể từ khi thành lập vào năm 1976, Apple vươn lên trở thành một trong những công ty giá trị nhất thế giới tính theo doanh thu và giá trị thị trường.
Các sản phẩm và dịch vụ của hãng bao gồm iPhone, Mac, iPad, AirPods, Apple TV, Apple Watch, các sản phẩm của Beats, Apple Care, iCloud, cửa hàng nội dung số, dịch vụ phát trực tuyến.
Apple là một công ty giao dịch đại chúng và cung cấp cổ phiếu cho bất kỳ nhà đầu tư hợp pháp nào muốn mong mua cổ phiếu của công ty
Lý do lựa chọn mua Cổ phiếu Apple (AAPL)
Cổ phiếu Apple đại diện cho một đơn vị sở hữu của Apple Inc. - một trong những công cụ tài chính phổ biến nhất trên thế giới. Giá cổ phiếu tăng hoặc giảm giá trị tùy thuộc mức độ hoạt động của công ty tại một thời điểm nhất định. Thu nhập kỳ vọng cao sẽ khiến giá mã cổ phiếu Apple tăng và ngược lại. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội – ngoại lực khác.
Giống với các thị trường tài chính khác, nhà đầu tư lựa chọn giao dịch mã cổ phiếu Apple (AAPL) với mong muốn thu được lợi nhuận lớn. Về cơ bản, giá cổ phiếu Apple phản ánh tình trạng tăng trưởng của nền kinh tế (Nếu nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, các công ty hoạt động trong ngành cũng sẽ phát triển theo).
Sự tăng trưởng của công ty tương quan mật thiết với sự tăng giá của cổ phiếu, đây cũng là điều mà các nhà đầu tư kỳ vọng khi nắm giữ cổ phiếu của Apple.
Cổ phiếu Apple chính thức lên sàn (IPO) vào ngày 12 tháng 12 năm 1980 với 4,6 triệu cổ phiếu giá 22 USD/cổ phiếu (39 USD/cổ phiếu khi điều chỉnh chia tách cổ phiếu vào ngày 30 tháng 3 năm 2019). Với hơn 100 triệu USD thu về, Apple trở thành cái tên thành công nhất kể từ IPO của Ford Motor vào năm 1956. Giá cổ phiếu Apple năm 1980 tương đương với 56 cổ phiếu Apple hôm nay sau đợi chia tách stock (ba lần với tỷ lệ 2:1 và một lần tỷ lệ 7:1). Tính theo tỷ lệ phần trăm, cổ phiếu Apple đã tăng ở mức 18% mỗi năm kể từ giá IPO.
* Cập nhật lần cuối: tháng 11 năm 2021. Nguồn: wikipedia
Cổ phiếu Apple đang được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq dưới mã AAPL.
Những số liệu trên là minh chứng rõ ràng nhất thuyết phục các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của nhà Táo khuyết, nhấp vào hình bên dưới để tìm hiểu thêm về cách thức mua và đầu tư vào loại hình cổ phiếu hấp dẫn này!
Cách mua cổ phiếu Apple
Cách mua cổ phiếu không quá phức tạp, tuy nhiên, nhà giao dịch vẫn cần phải thực hiện một số bước nghiên cứu và tìm hiểu cơ bản trước khi tiến hành đầu tư.
- Tìm hiểu sự khác biệt giữa đầu tư và giao dịch
- Đánh giá hiệu suất và triển vọng năm 2022 của mã cố phiểu Apple
- Xem xét rủi ro và các khoản chi phí
- Truy cập vào nền tảng giao dịch và đặt lệnh
- Cập nhật thường xuyên các tin tức mới nhất về AAPL Stock
1. Tìm hiểu sự khác biệt giữa đầu tư và giao dịch cổ phiếu Apple
Hai lựa chọn phổ biến khi mua cổ phiếu chứng khoán trực tuyến là:
- Đầu tư: mua cổ phiếu của các công ty trên sàn giao dịch niêm yết và sở hữu cổ phần của công ty. Ví dụ: mua cổ phiếu Apple (AAPL) trên sàn giao dịch NASDAQ.
- Giao dịch: mua và bán mã cổ phiếu Apple mà không cần sở hữu chúng thông qua dự đoán và kỳ vọng về giá của tài sản cơ sở.
Hai khái niệm này thường hay bị nhẫm lẫn khi mới bước chân vào thị trường chứng khoán, vì vậy cần đặc biệt lưu ý sự khác biệt giữa chúng.
Đầu tư vào cổ phiếu Apple
Các nhà đầu tư lựa chọn mua cổ phiếu Apple với kỳ vọng giá tăng cao trong tương lai sau đó bán lại kiếm lời, tuân thủ nguyên tắc mua thấp - bán cao. Họ thực hiện đóng mở các vị thế trong một thời gian dài hơn, cố gắng thu được lợi nhuận từ giá cổ phiếu cũng như từ các khoản chi trả cổ tức.
Dù yêu cầu nguồn vốn ban đầu cao hơn đáng kể so với giao dịch, nhưng phần tổn thất cũng được giới hạn ở mức giá ban đầu. Vì vậy, investors cần lưu ý rằng lợi nhuận mang lại có thể ít hơn so với số vốn đầu tư ban đầu.
Nhà đầu tư mua mã AAPL của Apple với mục đích:
- Kiếm lợi nhuận từ việc tăng giá cổ phiếu Apple
- Nhận thu nhập từ cổ tức
- Hưởng lợi từ tác động của lãi kép
Lưu ý đối với nhà đầu tư: investor cần nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian dài. Đó là lý do tại sao khi nhắc đến đầu tư cổ phiếu, ta thường nghe câu: "thời gian trên thị trường tốt hơn thời điểm trên thị trường."
>> Tìm hiểu cách đầu tư vào cổ phiếu Apple
Apple cổ phiếu (hoặc bất kỳ cổ phiếu đơn lẻ nào) có thể là một khoản đầu tư rất dễ “bốc hơi”. Vì vậy, investors cần giảm thiểu tối đa rủi ro bằng cách đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình.
Quỹ đầu tư theo chỉ số là một loại quỹ tương hỗ hoặc quỹ hoán đổi danh mục (ETF) với danh mục đầu tư được xây dựng phù hợp hoặc theo dõi các thành phần của chỉ số thị trường tài chính, chẳng hạn như Chỉ số Standard & Poor's 500 (S&P 500). Chỉ số quỹ tương hỗ cung cấp khả năng tiếp cận thị trường lớn, chi phí hoạt động thấp và doanh thu danh mục đầu tư thấp. Các quỹ này đều tuân theo chỉ số chuẩn bất kể tình trạng của thị trường.
AAPL hiện chiếm khoảng 6% của S&P 500, nghĩa là 6% mỗi USD bạn đầu tư vào quỹ đầu tư theo chỉ số S&P 500 sẽ được chuyển đến Apple. Nếu mong muốn một chỉ số có mức đại diện AAPL lớn hơn, nhà đầu tư có thể cân nhắc đầu tư vào quỹ chỉ số đầu tư Nasdaq (Apple chiếm 10,8% cổ phần).
Các quỹ hoán đổi danh mục công nghệ (ETF) cho thấy hiệu quả hoạt động của các công ty trong ngành điện tử toàn cầu.
Apple chiếm 21.7% of XLK (Technology Select Sector SPDR Fund), 19.98% của VGT (Vanguard Information Technology ETF), 19.50% của FTEC (Fidelity MSCI Information Technology Index ETF) và 17.26% của IXN (iShares Global Tech ETF).
>> Tìm hiểu ETF là gì và cách đầu tư vào ETF
Giao dịch cổ phiếu Apple CFD
Mặt khác, các nhà giao dịch có thể tận dụng lợi nhuận từ việc tăng giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Thay vì đầu tư, họ dự đoán giá trị của cổ phiếu, sau đó thực hiện mua vào hoặc bán ra trong trường hợp giá tăng hoặc giảm.
Tương tự, nhà giao dịch mã cổ phiếu Apple dự đoán biến động giá của loại cổ phiếu này bằng các công cụ phái sinh như CFD. Nói cách khác, trader đang thực hiện mua bán cổ phiếu của Apple mà không có quyền sở hữu trực tiếp.
Đòn bẩy là một công cụ vô cùng cần thiết trong giao dịch cổ phiếu của Apple CFD. Các mức đòn bẩy giúp trader dễ dàng tiếp cận thị trường với khoản tiền gửi ban đầu - được gọi là ký quỹ - dùng để mở vị thế giao dịch.
Ví dụ: một nhà giao dịch muốn mua 100 mã cổ phiếu Apple CFD với giá 150 USD/cổ phiếu, anh ta sẽ chỉ cần bỏ ra 3.000 USD vốn giao dịch, 12.000 USD còn lại dành cho các giao dịch bổ sung.
Lưu ý rằng đòn bẩy có thể là con dao hai lưỡi, làm tăng lợi nhuận hoặc gây tổn thất lớn cho nhà giao dịch vì chúng không chỉ là yêu cầu mức ký quỹ cần thiết để mở mà còn dựa trên mức độ rủi ro của giao dịch; từ đó khuếch đại khoản lỗ hoặc lợi nhuận của trader so với số tiền ký quỹ ban đầu.
Với CFD, nhà giao dịch có thể “mua” (long) cổ phiếu khi dự đoán giá cổ phiếu Apple sẽ tăng hoặc có thể “bán” (short) nếu cho rằng giá cổ phiếu của Apple sẽ giảm.
>> Tìm hiểu giao dịch CFD là gì và hoạt động như thế nào
Mua cổ phiếu Apple CFD
Giá bán cố phiếu Apple là 146.55 USD và giá mua là 147 USD.
Báo cáo thu nhập của Apple đang chuẩn bị được công bố và các nhà giao dịch kỳ vọng rằng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên, vì vậy trader quyết định mua 200 CFD cổ phiếu của Apple với giá 147 USD. Con số này tương đương với 200 mã cổ phiếu Apple.
Trong giao dịch CFD, trader được phép sử dụng đòn bẩy và không cần phải trả toàn bộ giá trị của cổ phiếu Apple. Thay vào đó, nhà giao dịch cần phải đảm bảo số tiền ký quỹ (được tính bằng cách nhân tỷ lệ ký quỹ với hệ số ký quỹ của thị trường đang giao dịch).
Vậy, nếu Apple yêu cầu hệ số ký quỹ là 20%, thì tỷ lệ ký quỹ của trader sẽ là 20% trên tổng giá trị giao dịch (200 CFD cổ phiếu x 147 USD = 29,400 USD), tức là 5,800 USD.
Trường hợp dự đoán đúng:
Khi Apple công bố kết quả cho thấy công ty hoạt động hiệu quả trong quý => giá cổ phiếu Apple tăng vọt. Trader quyết định đóng vị thế khi giá đạt đến 200 USD: giá mua là 200,2 USD và giá bán là 200 USD.
Lúc này, trader lựa chọn đảo ngược giao dịch và đóng vị thế, bán 200 CFD với giá 200 USD.
Lợi nhuận của nhà giao dịch lúc này sẽ được tính bằng cách nhân chênh lệch giữa giá đóng và giá mở vị thế với quy mô của nó: 200 USD - 147 USD = 53 USD x 200 CFD = 10.600 USD lợi nhuận.
Trường hợp dự đoán sai:
Apple kinh doanh không hiệu quả dẫn đến giá cổ phiếu giảm xuống dưới mức kỳ vọng. Trader quyết định cắt lỗ và bán khống 200 CFD của mình với giá 140 USD.
Vị thế của nhà giao dịch giảm xuống 7 USD, tương đương với tổn thất 1400 USD.
Bán cổ phiếu Apple CFD
Bán cổ phiếu sử dụng các công cụ phái sinh được xem là một cách hiệu quả để bảo vệ các khoản đầu tư trước các biến động xuống giá trong danh mục đầu tư không sử dụng đòn bẩy của nhà giao dịch. Ngoài ra, trader có thể tận dụng cổ phiếu đang giảm giá trị để để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, khi lựa chọn bán khống, về mặt lý thuyết, khoản lỗ tiềm năng của trader sẽ không được “giải quyết” vì không tồn tại giới hạn tăng giá cổ phiếu của một công ty.
Ví dụ:
Giả sử giá cổ phiếu của Apple hiện đang giao dịch với mức là 146 USD và trader cho rằng giá sẽ giảm xuống. Vì vậy, nhà giao dịch quyết định mở một vị thế CFD bán trên 100 cổ phiếu Apple CFD. Một tuần sau, giá mua đạt 140 USD và trader đóng vị thế. Lợi nhuận của giao dịch này là 600 USD ([146.00 - 140.00] x 100 = 600), không bao gồm chi phí bổ sung.
Ngược lại, nếu giá tăng, trader chịu lỗ. Ví dụ: nếu mã cổ phiếu Apple tăng giá lên mức 150 USD, nhà giao dịch sẽ lỗ 400 USD, không bao gồm các chi phí bổ sung.
Bán khống hầu hết diễn ra trên thị trường cổ phiếu, nhưng trader vẫn có thể bán khống trên nhiều thị trường tài chính khác, bao gồm ngoại hối, tiền điện tử, trái phiếu, ETF, hàng hóa và chỉ số.
Trader có thể thực hành các giao dịch của mình trên tài khoản demo của chúng tôi hoặc mở tài khoản thực nếu bạn đã sẵn sàng tham gia thị trường.
Lợi ích khi mở tài khoản giao dịch với CAPEX:
- “Mua” (long) hoặc “bán” (short) cổ phiếu Apple và 2.000 cổ phiếu quốc tế khác.
- Đóng mở vị thế trong phạm vi quỹ ETF của chúng tôi giúp trader có thể tiếp cận với rổ cổ phiếu trong và ngoài nước, chỉ số hoặc lĩnh vực đăng tăng/giảm giá.
- Giao dịch một loạt các chỉ số toàn cầu - bao gồm S&P 500, các chỉ số công nghệ nổi tiếng như NASDAQ 100, Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (Phố Wall) và DAX (30 Đức) – mua hoặc bán toàn bộ nền kinh tế chỉ với một giao dịch duy nhất.
- Sử dụng QuantX, công cụ tạo danh mục đầu tư thông minh giúp bạn bao quát các ngành phổ biến và chỉ đầu tư vào những cổ phiếu hoạt động tốt nhất.
2. Đánh giá Hiệu suất và triển vọng của cổ phiếu Apple 2022
Trước khi mua cổ phiếu Apple — hoặc bất kỳ cổ phiếu nào — nhà đầu tư nên tìm hiểu về tình hình tài chính, hiệu suất và triển vọng của công ty trước. Điển hình là các báo cáo hàng năm và báo cáo hàng quý của công ty. Các công ty đại chúng như Apple Inc bắt buộc phải công khai minh bạch thông tin chi tiết về tình trạng tài chính của họ.
Nhà đầu tư có thể tìm thấy trên trang web quan hệ nhà đầu tư của Apple (Apple’s investor relation site) hoặc thông qua cơ sở dữ liệu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC).
Ngoài ra, investor cũng có thể tìm đến các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính: Các công ty môi giới thường xuyên đưa ra bình luận về các cổ phiếu và ngành công nghiệp lớn; các nhà đánh giá của bên thứ ba như Trading Central cung cấp các phân tích cơ bản và kỹ thuật toàn diện.
Sau khi kết hợp dữ liệu tài chính và quan điểm của các chuyên gia, investor sẽ có thể quyết định số tiền đầu tư các mã cổ phiếu Apple stock.
Các nguyên tắc cơ bản của cổ phiếu Apple
Lưu ý: mua cổ phiếu Apple đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đang sở hữu một phần nhỏ của doanh nghiệp trên thực tế:
Apple Inc. là công ty chuyên thiết kế, sản xuất và kinh doanh điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng, thiết bị đeo tay và phụ kiện trên toàn thế giới.
Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, cạnh tranh và quản lý của Apple (tất cả được giải thích trong hướng dẫn của chúng tôi về cách nghiên cứu cổ phiếu) sẽ giúp mang lại cái nhiên toàn diện nhất về tình hình kinh doanh của công ty.
Ngoài ra, trader có thể truy cập nghiên cứu, xếp hạng của nhà phân tích và các thông tin quan trọng khác về Apple thông qua tài khoản môi giới hoặc trang web thông tin tài chính. Bước tiếp theo là xem xét liệu giá cổ phiếu Apple (AAPL) có phù hợp với danh mục đầu tư hiện tại của bạn hay không.
- Giá trị vốn hóa thị trường của Apple là 2,41 tỷ USD
- Mức tăng giá cổ phiếu của Apple là 35,8% trong 1 năm
- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng 11,8% trong 5 năm qua và dự báo sẽ tăng 5,73% trong năm 2022 và 6,12% năm 2023
Apple có mức nợ rất cao nên rất nhạy cảm với lãi suất.
- Doanh thu: 365,8 Tỷ USD (tăng 33% so với năm 2020).
- Thu nhập rồng: 94,7 tỷ USD (tăng 65% so với năm 2020).
- Biên lợi nhuận: 26% (tăng 21% so với năm 2020). Tỷ suất lợi nhuận tăng là do doanh thu tăng cao.
Trung bình trong 3 năm qua, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đã tăng 22% mỗi năm nhưng giá cổ phiếu Apple đã tăng 42% mỗi năm, lớn hơn nhiều so với mức tăng trưởng doanh thu.
Tỷ lệ giá trên thu nhập (PER) là 26, được định giá cao hơn 34,8%. Giá trị hợp lý theo định giá là khoảng 150 USD.
* Cập nhật lần cuối: Tháng 11 năm 2021. Nguồn: Yahoo Finance
Biểu đồ giá cổ phiếu Apple
Các nhà giao dịch kỹ thuật phân tích biểu đồ giá để cố gắng dự đoán chuyển động của giá. Hai biến chính trong phân tích kỹ thuật là khung thời gian xem xét và các chỉ báo kỹ thuật mà nhà giao dịch chọn sử dụng.
Trader có thể sử dụng các công cụ có sẵn trên nhiều nền tảng giao dịch thông qua biểu đồ giá của Apple như nền tảng giao dịch trực tuyến, ứng dụng di động, Web Trader và MetaTrader 5 của chúng tôi.
Ví dụ: nền tảng giao dịch trực tuyến của chúng tôi cung cấp 6 loại biểu đồ (bao gồm cả biểu đồ hình nến nổi tiếng của Nhật Bản) giúp các nhà giao dịch phân tích hiệu suất giá trên các khung thời gian khác nhau. Ngoài ra, web-trading cũng cho phép trader đóng mở, xử lý và chỉnh sửa các vị thế trực tiếp ngay trên các biểu đồ trực tuyến.
Các nhà phân tích kỹ thuật có thể dựa vào các biểu đồ giao dịch để diễn giải hành vi của người mua và người bán. Các mẫu biểu đồ này có thể cung cấp cho nhà giao dịch dấu hiệu di chuyển của thị trường. Khi quan sát biểu đồ, thị trường thường sẽ di chuyển theo một hướng hoặc xu hướng tổng thể. Có ba loại xu hướng chính: xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng đi ngang.
Từ góc độ kỹ thuật, cổ phiếu Apple đang trong xu hướng tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mới. Phần mở rộng Fibonacci 38,2 cho thấy mã cổ phiếu Apple có thể đạt khoảng 165 - 170 USD trong năm 2022.
Trên biểu đồ hàng ngày RSI (chỉ số sức mạnh tương đối), giá cổ phiếu Apple không ở mức quá mua, chưa có dấu hiệu phân kỳ hoặc suy kiệt.
Trader nên theo dõi các cổ phiếu tại vùng hỗ trợ dài hạn chính khi muốn giao dịch cổ phiếu với giá tương đối rẻ (so với giá gốc). Ngoài ra, nhà giao dịch cũng cần lên kế hoạch rút lui, thoát lệnh kịp thời khi thu được lợi nhuận (cách thức và lý do thoát lệnh), thông thường là ngay dưới mức kháng cự dài hạn.
Nếu dự định mua ở mức hỗ trợ và thoát lệnh ngay dưới ngưỡng kháng cự, tiềm năng tăng giá sẽ lớn hơn rủi ro giảm giá ít nhất theo tỷ lệ 2:1 hoặc thậm chí 3:1. Điều đó nghĩa là nếu trader mua cổ phiếu Apple ở mức giá 145 USD, nhà giao dịch có thể thoát lệnh khi giá cổ phiếu của Apple rớt xuống mức 135 USD trở lên. Trong trường hợp xấu nhất, bạn mất 10 USD/cổ phiếu, nhưng dựa trên biểu đồ lịch sử, việc tăng 20 USD/cổ phiếu là hoàn toàn khả thi. Đây được gọi là tỷ lệ rủi ro/phần thưởng.
Với CAPEX WebTrader, nhà giao dịch có thể thực hiện phân tích chuyên sâu các biểu đồ với 90 chỉ báo (bao gồm đường trung bình động, MACD, RSI và Dải Bollinger). Nền tảng này cũng hỗ trợ hoạt động giao dịch tương tác với các công cụ nghiên cứu nâng cao giúp trader giải thích các dữ liệu thị trường.
3. Hiểu rõ rủi ro và các khoản chi phí
Giao dịch được cho là rủi ro hơn so với đầu tư do sử dụng công cụ đòn bẩy. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo cho các nhà đầu tư rằng các khoản đầu tư sẽ tăng giá trị trong tương lai.
Trước khi quyết định giao dịch cổ phiếu, trader nên thực hiện các bước quản lý rủi ro. Chúng tôi cung cấp các khóa học tại Học viện CAPEX giúp các nhà giao dịch tìm hiểu cách quản lý và giảm thiểu rủi ro trên thị trường tài chính.
>> Tìm hiểu thêm tại Học viện CAPEX
Chi phí giao dịch của chúng tôi khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm mà trader lựa chọn để mở vị thế
Điều kiện giao dịch cổ phiếu Apple CFD
CHÊNH LỆCH MỖI ĐƠN VỊ | 0,16 pips | ĐÒN BẨY | 1:10 |
ROLLOVER QUA ĐÊM - MUA | -0,0076 % | ROLLOVER QUA ĐÊM - BÁN | -0,0063 % |
KÝ QUỸ BAN ĐẦU | 20.0000 % | KÝ QUỸ DUY TRÌ | 10.0000 % |
- Chênh lệch giá (spead) thể hiện sự khác biệt giữa giá ASK và giá BID.
- Điều chỉnh khoản lãi hoặc lỗ tương lai (future rollover) bao gồm chênh lệch về giá giữa hợp đồng hết hạn và hợp đồng mới cũng như chênh lệch giá CFD.
- Lãi suất qua đêm (Swap) là số tiền được ghi có hoặc ghi nợ vào tài khoản của các vị thế được giữ qua đêm.
- Phí không hoạt động thể hiện số tiền hàng tháng bị khấu trừ nếu không có hoạt động nào được báo cáo trong 12 tháng trong tài khoản.
Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo Câu hỏi thường gặp, các khoản phí và Lệ phí của chúng tôi.
4. Truy cập nền tảng giao dịch và đặt lệnh
Trader có thể dễ dàng mở tài khoản trực tuyến trên CAPEX Webtrader để mua cổ phiếu của Apple CFD.
Mở tài khoản hoặc đăng nhập
Đầu tiên, tạo một tài khoản hoặc đăng nhập vào capex.com. Để mở tài khoản, nhấn vào nút "Đăng ký" và điền đầy đủ thông tin chi tiết.
Khi đã truy cập vào nền tảng, trader cần hoàn tất thủ tục đăng ký để có thể giao dịch bằng tiền thật. Nhấp vào "Hoàn tất Đăng ký và Bắt đầu Giao dịch".
Để đăng nhập, từ trang web CAPEX, nhấp vào "Đăng nhập".
Gửi tiền vào tài khoản giao dịch
Nhấp vào nút "Thêm tiền (Add funds)" để tiến hành ký quỹ (yêu cầu bắt buộc khi giao dịch bằng tài khoản thực)
Ngoài ra, trader có thể giao dịch trên tài khoản demo không rủi ro với số dư 50.000 € nếu mong muốn tìm hiểu về nền tảng và thử nghiệm các chiến lược giao dịch.
CAPEX cung cấp cho nhà giao dịch các phương thức thanh toán khác nhau: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, skrill, v.v. và không tính bất kỳ khoản phí hoặc hoa hồng gửi tiền nào.
Tìm kiếm cổ phiếu Apple
Để xem giá cổ phiếu Apple hôm nay (AAPL) và biểu đồ theo thời gian thực trên nền tảng giao dịch, nhấp vào biểu tượng "Tìm kiếm" bên trái hoặc nhấp vào "Cổ phiếu" và sau đó chọn công cụ, trong trường hợp này là APPLE.
Sử dụng các chỉ báo và hình vẽ để phân tích biểu đồ
Nhấp vào biểu tượng chỉ báo và chọn các chỉ báo mà trader mong muốn. Capex cung cấp sẵn các chỉ báo theo xu hướng, dao động, biến động và hỗ trợ/kháng cự. Để tìm hiểu số lượng chỉ báo cần sử dụng và cách kết hợp, hãy truy cập Chỉ báo kỹ thuật tại Học viện CAPEX.
Thiết lập lệnh mua cổ phiếu Apple
Để mua CFD mã giá cổ phiếu Apple, nhấp vào nút "Mua" và cửa sổ hiển thị các thông số đặt lên sẽ hiện lên như hình bên dưới:
Nhập số lượng cổ phiếu cần mua và thiết lập mức Cắt lỗ để hạn chế khoản tổn thất tiềm năng và/hoặc Chốt lờic để đóng một vị thế có lãi sau khi cổ phiếu Apple đạt đến một mức giá cụ thể. Đặt lệnh dựa theo giá, pips, giá trị tiền mặt hoặc tỷ lệ phần trăm.
Để tiến hành mua cổ phiếu Apple, nhấp vào "Đặt lệnh".
Lưu ý, giao dịch AAPL vẫn chưa kết thúc. Trader mong muốn kiểm tra bước tiếp theo để đảm bảo rằng mình đầu tư đem lại lợi nhuận cao nhất có thể.
Tại sao nên giao dịch cổ phiếu Apple với CAPEX?
- Công nghệ AI tiên tiến: Ba nền tảng giao dịch phổ biến của chúng tôi là WebTrader trực tuyến, app di động hay MetaTrader 5 đều đảm bảo tốc độ thực hiện giao dịch nhanh chóng và đáng tin cậy, các công cụ quản lý rủi ro, các lệnh phức tạp, các tùy chọn biểu đồ nâng cao, công cụ nghiên cứu nâng cao phối hợp với các nền tảng được đánh giá cao như Trung tâm giao dịch hoặc TipRanks.
- Giao dịch ký quỹ: Cung cấp giao dịch ký quỹ (tối đa 10:1 cho các cổ phiếu riêng lẻ), CAPEX cho phép nhà giao dịch tham gia thị trường chứng khoán thông qua CFD.
- Giao dịch khoản chênh lệch: Khi giao dịch cổ phiếu Apple CFD, trader không bị ràng buộc vào tài sản cơ bản mà vào sự tăng/giảm của giá cổ phiếu của Apple. Về mặt chiến lược, giao dịch trực tuyến với CFD không có gì khác biệt so với giao dịch truyền thống, nhà đầu tư CFD có thể mua hoặc bán, đặt lệnh dừng lỗ/chốt lời và áp dụng chiến lược dịch phù hợp với mục tiêu của họ.
- Phân tích giao dịch toàn diện: Nền tảng dựa trên trình duyệt cho phép các nhà giao dịch định hình phân tích và dự báo thị trường của họ bằng các chỉ báo kỹ thuật hiệu quả. CAPEX cung cấp các bản cập nhật thị trường trực tiếp và các định dạng biểu đồ khác nhau, phù hợp với máy tính để bàn, hệ điều hành iOS và Android.
- Tập trung vào an toàn: CAPEX đặc biệt chú trọng đến anh ninh và bảo mật:
- sc.capex.com là một trang web được điều hành bởi KW Investments Limited, được ủy quyền và quản lý bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính Seychelles theo giấy phép số SD020.
- capex.com được điều hành bởi Key Way Investments Ltd, được ủy quyền và quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (CySEC) theo giấy phép số 292/16.
- za.capex.com được điều hành bởi JME Financial Services (Pty) Ltd, được ủy quyền và quản lý bởi Cơ quan quản lý khu vực tài chính Nam Phi (FSCA) theo giấy phép số 37166.
- ae.capex.com được điều hành bởi Key Way Markets Ltd, được ủy quyền và quản lý bởi Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tài chính Thị trường Toàn cầu Abu Dhabi (ADGM) theo giấy phép số 190005). - Quân hệ đối tác toàn cầu: CAPEX tự hào là Nhà tài trợ của Juventus, một trong những câu lạc bộ bóng đá uy tín nhất trên thế giới, chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng người dân Ý với một di sản vững chắc và cống hiến cộng đồng.
5. Cập nhật những tin tức mới nhất về Apple (AAPL)
Nhận tin tức và bản tin chứng khoán mới nhất của Apple Inc. (AAPL) để giúp nhà giao dịch đưa ra các quyết định giao dịch và đầu tư kip thời.
Lịch sử của Apple Inc.
Xuất phát từ một doanh nghiệp ga ra nhỏ ở California, Apple “vươn lên” trở thành công ty thành công nhất trong lịch sử.
Năm 1976, “hạt giống táo khuyết” được ươm mầm bởi ba nhà sáng lập Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne với mục tiêu giới thiệu đến khách hàng chiếc máy tính cá nhân do Wozniak chế tạo - Apple 1. Theo báo cáo, Apple bắt đầu hoạt động trong ga ra ngôi nhà thời thơ ấu của Jobs ở Los Altos.
Cho đến ngày nay, hai Steves vẫn là những người sáng lập Apple nổi tiếng nhất, nhưng nếu thiếu Wayne thì có lẽ không có iPhone, iPad hay iMac ngày nay. Câu chuyện bắt đầu từ lời thuyết phục của Jobs khi dành cho Wayne 10% cổ phần của công ty kiêm “hòa giải viên” trong trường hợp ông và Wozniak bất đồng ý kiến. Nhưng chỉ 12 ngày sau, Wayne quyết định bán 10% cổ phần của mình trong công ty mới cho Jobs và Wozniak với giá 800 USD. Một năm sau, ông chấp nhận 1.500 USD để từ bỏ mọi tuyên bố có thể xảy ra trong tương lai chống lại Apple.
Theo tiểu sử của Steve Jobs, cái tên “Apple” xuất hiện khi ông trở về từ chuyến đi đến một trang trại táo và cho rằng cái tên Apple thực sự “vui tươi, đầy hứng khởi và thân thiện.” Ngoài ra, cái tên còn đem đến một lợi thế khác, bắt đầu bằng chữ “A” có nghĩa là nó sẽ nằm trong số những công ty đầu tiên trong bất kỳ danh sách nào.
Vào tháng 7 năm 1976, mẫu Apple 1 đầu tiên lên kệ với giá 666,66 USD. Apple Computer Inc. chính thức thành lập vào ngày 3 tháng 1 năm 1977 với sự giúp đỡ của Mike Markkula - một triệu phú quan tâm đến máy tính Apple-1. Từ năm 1977 và 1980, công ty ra mắt Apple II và Apple III. Bất chấp sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ IBM và Microsoft, doanh thu của Apple vẫn tăng theo cấp số nhân.
Vào ngày 12 tháng 12 năm 1980, Apple niêm yết cổ phiếu với giá 22 USD/cổ phiếu. 4,6 triệu USD cổ phiếu sau đó đã được bán hết ngay lập tức, đem lại số tiền nhiều hơn bất kỳ đợt IPO (Phát hành lần đầu ra công chúng) nào khác kể từ Công ty Ford Motor 24 năm về trước. Tài sản của Steve Jobs lúc đó được đẩy lên con số 217 triệu USD. Việc chào bán công khai của Apple cũng đã lập tức gây xôn xao dư luận: “Không phải bởi Eve mà Apple lại có sức hấp dẫn đến như vậy,” theo The Wall Street Journal.
Từ năm 1980 đến năm 1985, Apple tiếp tục thu được “quả ngọt” từ các dự án khác như Apple Lisa và Apple Macintosh. Công ty đã nhanh chóng thiết lập vị thế “dẫn đầu thị trường” trong nhiều thập kỷ, nhưng lại “thiếu vắng bóng dáng” của các nhà sáng lập. Đến năm 1985, Giám đốc điều hành của Apple là John Scully, cựu chủ tịch Pepsi. Do những bất đồng lớn với Scully, Wozniak quyết định rời công ty vào đầu năm 1985, thành lập Cloud Nine. Jobs từ chức vào ngày 16 tháng 9 năm 1985, thành lập NeXT.
Không có Jobs và Wozniak, Apple như “rắn mất đầu” do thiếu vắng sự kết hợp hoàn hảo trong thiết kế và sự đổi mới công nghệ. Doanh số bán hàng sụt giảm, giá cả tăng cao nhằm duy trì hoạt động kinh doanh. Đỉnh điểm, Apple thất bại trong việc “thu hút công chúng” với MessagePad (tháng 8 năm 1993) hay máy chơi game Pippin (tháng 12 năm 1994).
Năm 1997, Apple tổn thất 1 tỷ USD. Steve Jobs trở lại Apple với tư cách là Giám đốc điều hành tạm thời, thay thế Gil Amelio. Ông lập tức bắt đầu công cuộc tái cấu trúc công ty, đóng cửa các dòng sản phẩm hoạt động kém hiệu quả và làm mới thương hiệu cung cấp dịch vụ tốt. Sản phẩm “đặt dấu chấm hết” cho tình trạng “rơi tự do” của Apple là iMac, phát hành vào tháng 8 năm 1998. Nhờ công nghệ hiện đại và thiết kế sáng tạo, iMac đã bán được gần 800.000 chiếc trong năm tháng đầu tiên sau khi ra mắt.
Năm 2003, Apple giới thiệu iTunes Store và nhanh chóng trở thành công ty dẫn đầu thị trường về dịch vụ âm nhạc trực tuyến. Đến năm 2010, iTunes Store trở thành nhà bán lẻ âm nhạc lớn nhất thế giới.
Trong suốt những năm 2000, cái tên Apple được biết đến rộng rãi hơn bao giờ hết với các sản phẩm iPhone, iPod Touch và iPad, do những đổi mới trong điện thoại di động, máy nghe nhạc di động và máy tính cá nhân.
Sau khi Jobs qua đời vào tháng 10 năm 2011, Tim Cook tiếp bước (khi đó là Giám đốc vận hành) trở thành CEO và tiếp tục mở rộng di sản và lợi nhuận của công ty. Dưới đây là một số thành tựu Apple đã đạt được trong 10 năm qua:
- Vào ngày 20 tháng 8 năm 2012, giá cổ phiếu Apple tăng vọt làm tăng giá trị thị trường của công ty lên mức kỷ lục là 624 tỷ USD.
- Trong quý 1 năm 2014, Apple báo cáo đã bán được 51 triệu iPhone và 26 triệu iPad - những kỷ lục doanh số hàng quý mọi thời đại.
- Vào ngày 6 tháng 6 năm 2016, Fortune công bố danh sách Fortune 500, Apple xuất sắc đứng vị trí thứ ba theo doanh thu.
- Vào tháng 8 năm 2018, Apple trở thành doanh nghiệp đại chúng đầu tiên đạt mốc 1 nghìn tỷ USD.
- Vào ngày 31 tháng 7 năm 2020, Apple đã vượt qua gã khổng lồ dầu mỏ Saudi Aramco để trở thành công ty giao dịch công khai có giá trị nhất thế giới.
- Vào tháng 8 năm 2020, Apple trở thành công ty đại chúng đầu tiên của Mỹ đạt giá trị thị trường 2 nghìn tỷ USD.
* Cập nhật lần cuối: Tháng 11 năm 2021. Nguồn: wikipedia