Sơ lược về Tesla
Tesla, Inc là một tập đoàn ô tô và năng lượng được thành lập vào năm 2003 với sứ mệnh thúc đẩy sự ra đời của phương tiện giao thông có năng lượng bền vững – xe tesla, hay còn gọi là xe điện tesla.
Nhằm hướng tới một tương lai không khí thải, công ty tập trung vào sản xuất xe điện tesla, một minh chứng cho sự vượt trội so với xe chạy xăng truyền thống.
Ngoài xe điện, tập đoàn Tesla còn sản xuất và phân phối linh kiện cho các phương tiện chạy điện.
Sở hữu số lượng lớn các nhà máy sản xuất và lắp ráp khác nhau, bao gồm Gigafactory 1 ở Reno, Nevada, Gigafactory 3 ở Thượng Hải và nhà máy Tesla ở Fremont, California, tất cả đều có trụ sở chính tại Palo Alto, California, công ty cung cấp đa dạng các mô hình xe hơi như Model X, Model S, Model Y và Model 3, cũng như pin Powerpack, Megapack và Powerwall, mái ngói năng lượng mặt trời, tấm pin mặt trời và các sản phẩm liên quan khác.
Tesla là một công ty giao dịch đại chúng cung cấp cổ phiếu cho bất kỳ nhà đầu tư hợp pháp muốn mong mua cổ phiếu.
TSLA - Cổ phiếu Tesla là gì?
Cổ phiếu Tesla đại diện cho một đơn vị sở hữu của Tesla Motors Inc. - một trong những công cụ tài chính phổ biến nhất trên thế giới. Cổ phiếu tăng hoặc giảm giá trị tùy thuộc mức độ hoạt động của công ty tại một thời điểm nhất định. Thu nhập kỳ vọng cao sẽ khiến giá cổ phiếu của Tesla tăng và ngược lại. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội – ngoại lực khác.
Giống với các thị trường tài chính khác, nhà đầu tư lựa chọn giao dịch mã nasdaq tsla (tesla shares) với mong muốn thu được lợi nhuận lớn. Về cơ bản, giá cổ phiếu Tesla phản ánh tình trạng tăng trưởng của nền kinh tế (nếu nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, các công ty hoạt động trong ngành cũng sẽ phát triển theo).
Sự tăng trưởng của công ty tương quan mật thiết với sự tăng giá của cổ phiếu, đây cũng là điều mà các nhà đầu tư kỳ vọng khi nắm giữ cổ phiếu Tesla Motors.
Công ty đã huy động được 226 triệu USD thông qua 13,3 triệu cổ phiếu phổ thông với giá 17 USD/cổ phiếu trong lần đầu ra mắt công chúng (IPO) trên NASDAQ. Thành công bước đầu đã khiến Tesla trở thành công ty ô tô đầu tiên của Mỹ làm được điều này kể từ Ford Motor Company vào năm 1956.
Tesla, Inc chạm mức định giá 206 tỷ USD vào tháng 7 năm 2020, vượt qua 202 tỷ USD của Toyota để trở thành nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường.
Cổ phiếu Tesla đang được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq dưới mã TSLA.
Những số liệu trên là minh chứng rõ ràng nhất thuyết phục các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của Tesla, nhấp vào hình bên dưới để tìm hiểu thêm về cách thức mua và đầu tư vào loại hình cổ phiếu hấp dẫn này!
Cách mua cổ phiếu Tesla
Đầu tư vào cổ phiếu không quá phức tạp, tuy nhiên, nhà giao dịch vẫn cần phải thực hiện một số bước nghiên cứu và tìm hiểu cơ bản trước khi tiến hành đầu tư.
- Tìm hiểu sự khác biệt giữa đầu tư và giao dịch
- Đánh giá hiệu suất và triển vọng năm 2022 của Tesla Motors
- Xem xét rủi ro và các khoản chi phí
- Truy cập vào nền tảng giao dịch và đặt lệnh
- Cập nhật thường xuyên các tin tức mới nhất về Tesla, Inc
1. Tìm hiểu sự khác biệt giữa đầu tư và giao dịch cổ phiếu Tesla
Hai lựa chọn phổ biến khi mua cổ phiếu chứng khoán trực tuyến là:
- Đầu tư: mua cổ phiếu của các công ty trên sàn giao dịch niêm yết và sở hữu cổ phần của công ty. Ví dụ: mua cổ phiếu Tesla trên sàn giao dịch NASDAQ (TSLA).
- Giao dịch: mua và bán cổ phiếu Tesla mà không cần sở hữu chúng thông qua dự đoán và kỳ vọng về giá của tài sản cơ sở.
Hai khái niệm này thường hay bị nhẫm lẫn khi mới bước chân vào thị trường chứng khoán, vì vậy cần đặc biệt lưu ý sự khác biệt giữa chúng.
Đầu tư vào cổ phiếu Tesla
Các nhà đầu tư lựa chọn mua cổ phiếu Tesla với kỳ vọng giá tăng cao trong tương lai sau đó bán lại kiếm lời, tuân thủ nguyên tắc mua thấp - bán cao. Họ thực hiện đóng mở các vị thế trong một thời gian dài hơn, cố gắng thu được lợi nhuận từ giá cổ phiếu cũng như từ các khoản chi trả cổ tức.
Dù yêu cầu nguồn vốn ban đầu cao hơn đáng kể so với giao dịch, nhưng phần tổn thất cũng được giới hạn ở mức giá ban đầu. Vì vậy, investor cần lưu ý rằng lợi nhuận mang lại có thể ít hơn so với số vốn đầu tư ban đầu.
Nhà đầu tư mua cổ phiếu Tesla với mục đích:
- Kiếm lợi nhuận từ việc tăng giá cổ phiếu Tesla
- Nhận thu nhập từ cổ tức
- Hưởng lợi từ tác động của lãi kép
Lưu ý đối với nhà đầu tư: investor cần nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian dài. Đó là lý do tại sao khi nhắc đến đầu tư cổ phiếu, ta thường nghe câu: "thời gian trên thị trường tốt hơn thời điểm trên thị trường".
>> Tìm hiểu cách đầu tư vào cổ phiếu tesla
Tesla (hoặc bất kỳ cổ phiếu đơn lẻ nào) có thể là một khoản đầu tư rất dễ “bốc hơi”. Vì vậy, investors cần giảm thiểu tối đa rủi ro bằng cách đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình.
Quỹ đầu tư theo chỉ số là một loại quỹ tương hỗ hoặc quỹ hoán đổi danh mục (ETF) với danh mục đầu tư được xây dựng phù hợp hoặc theo dõi các thành phần của chỉ số thị trường tài chính, chẳng hạn như Chỉ số Standard & Poor's 500 (S&P 500). Chỉ số quỹ tương hỗ cung cấp khả năng tiếp cận thị trường lớn, chi phí hoạt động thấp và doanh thu danh mục đầu tư thấp. Các quỹ này đều tuân theo chỉ số chuẩn bất kể tình trạng của thị trường.
TSLA hiện chiếm khoảng 1,69% của S&P 500, nghĩa là 1,69% mỗi USD bạn đầu tư vào quỹ đầu tư theo chỉ số S&P 500 sẽ được chuyển đến Tesla. Nếu mong muốn một chỉ số có mức đại diện TSLA lớn hơn, nhà đầu tư có thể cân nhắc đầu tư vào quỹ chỉ số đầu tư Nasdaq (Tesla chiếm 6% cổ phần).
Các quỹ hoán đổi danh mục ô tô (ETF) cho thấy hiệu quả hoạt động của các công ty trong ngành ô tô toàn cầu.
TSLA chiếm 19,72% của XLY (Consumer Discretionary Select Sector SPDR Fund), 18,2% của CARZ (First Trust NASDAQ Global Auto Index Fund), 16,6% của SMOG (VanEck Low Carbon Energy ETF), 16,0% của QCLN (First Trust NASDAQ Clean Edge G).
>> Tìm hiểu ETF là gì và cách đầu tư vào ETF
Giao dịch cổ phiếu Tesla CFD
Mặt khác, các nhà giao dịch có thể tận dụng lợi nhuận từ việc tăng giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Thay vì đầu tư, họ dự đoán giá trị của cổ phiếu, sau đó thực hiện mua vào hoặc bán ra trong trường hợp giá tăng hoặc giảm.
Tương tự, nhà giao dịch cổ phiếu Tesla dự đoán biến động giá của loại cổ phiếu này bằng các công cụ phái sinh như CFD. Nói cách khác, trader đang thực hiện mua bán cổ phiếu của Tesla mà không có quyền sở hữu trực tiếp.
Đòn bẩy là một công cụ vô cùng cần thiết trong giao dịch Tesla CFD. Các mức đòn bẩy giúp trader dễ dàng tiếp cận thị trường với khoản tiền gửi ban đầu - được gọi là ký quỹ - dùng để mở vị thế giao dịch.
Ví dụ: một nhà giao dịch muốn mua 100 cổ phiếu Tesla CFD với giá 750 USD/cổ phiếu, anh ta sẽ chỉ cần bỏ ra 15.000 USD vốn giao dịch, 60.000 USD còn lại dành cho các giao dịch bổ sung.
Lưu ý rằng đòn bẩy có thể là con dao hai lưỡi, làm tăng lợi nhuận hoặc gây tổn thất lớn cho nhà giao dịch vì chúng không chỉ là yêu cầu mức ký quỹ cần thiết để mở mà còn dựa trên mức độ rủi ro của giao dịch; từ đó khuếch đại khoản lỗ, hoặc lợi nhuận của trader so với số tiền ký quỹ ban đầu.
Với CFD, nhà giao dịch có thể “mua” (long) cổ phiếu khi dự đoán giá cổ phiếu Tesla sẽ tăng hoặc có thể “bán” (short) nếu cho rằng giá cổ phiếu Tesla sẽ giảm.
>> Tìm hiểu giao dịch CFD là gì và hoạt động như thế nào
Mua cổ phiếu Tesla CFD
Giá bán cố phiếu của tesla là 749,80 USD và giá mua là 750 USD.
Báo cáo thu nhập của Tesla, Inc đang chuẩn bị được công bố và các nhà giao dịch kỳ vọng rằng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên, vì vậy trader quyết định mua 200 CFD cổ phiếu Tesla với giá 750 USD. Con số này tương đương với 200 cổ phiếu của Tesla.
Trong giao dịch CFD, trader được phép sử dụng đòn bẩy và không cần phải trả toàn bộ giá trị của cổ phiếu Tesla. Thay vào đó, nhà giao dịch cần phải đảm bảo số tiền ký quỹ (được tính bằng cách nhân tỷ lệ ký quỹ với hệ số ký quỹ của thị trường đang giao dịch).
Vậy, nếu Tesla yêu cầu hệ số ký quỹ là 20%, thì tỷ lệ ký quỹ của trader sẽ là 20% trên tổng giá trị giao dịch (200 CFD cổ phiếu x 750 USD = 150.000 USD), tức là 30.000 USD.
Trường hợp dự đoán đúng:
Khi Tesla công bố kết quả cho thấy công ty hoạt động hiệu quả trong quý => giá cổ phiếu tăng vọt. Trader quyết định đóng vị thế khi giá đạt đến 800 USD: giá mua là 800,2 USD và giá bán là 800 USD.
Lúc này, trader lựa chọn đảo ngược giao dịch và đóng vị thế, bán 200 CFD với giá 800 USD.
Lợi nhuận của nhà giao dịch lúc này sẽ được tính bằng cách nhân chênh lệch giữa giá đóng và giá mở vị thế với quy mô của nó. 800 USD - 750 USD = 50 USD x 200 CFD = 10.000 USD lợi nhuận.
Trường hợp dự đoán sai:
Tesla kinh doanh tồi tệ dẫn đến giá cổ phiếu giảm xuống. Trader quyết định cắt lỗ và bán 200 CFD của mình với giá 740 USD.
Vị thế của nhà giao dịch giảm xuống 10 USD, tương đương với tổn thất 2000 USD.
Bán cổ phiếu Tesla CFD
Bán cổ phiếu sử dụng các công cụ phái sinh được xem là một cách hiệu quả để bảo vệ các khoản đầu tư trước các biến động giá đi xuống trong danh mục đầu tư không sử dụng đòn bẩy của nhà giao dịch. Ngoài ra, trader có thể tận dụng cổ phiếu đang giảm giá trị để để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, khi lựa chọn bán khống, về mặt lý thuyết, khoản lỗ tiềm năng của trader sẽ không được “giải quyết” vì không tồn tại giới hạn tăng giá cổ phiếu của một công ty.
Ví dụ:
Giả sử cổ phiếu Tesla hiện đang giao dịch với giá bán là 782 USD và trader cho rằng giá sẽ giảm xuống. Vì vậy, nhà giao dịch quyết định mở một vị thế CFD bán trên 100 cổ phiếu Tesla CFD. Một tuần sau, giá mua đạt 732 USD và trader đóng vị thế. Lợi nhuận của giao dịch này là 5.000 USD ([782 - 732,00] x 100 = 5.000 USD), không bao gồm chi phí bổ sung.
Ngược lại, nếu giá tăng, trader chịu lỗ. Ví dụ: nếu giá cổ phiếu Tesla tăng lên mức 800 USD, nhà giao dịch sẽ lỗ 1.800 USD, không bao gồm các chi phí bổ sung.
Bán khống hầu hết diễn ra trên thị trường cổ phiếu, nhưng trader vẫn có thể bán khống trên nhiều thị trường tài chính khác, bao gồm ngoại hối, tiền điện tử, trái phiếu, ETF, hàng hóa và chỉ số.
Trader có thể thực hành các giao dịch của mình trên tài khoản demo của chúng tôi hoặc mở tài khoản thực nếu bạn đã sẵn sàng tham gia thị trường.
Lợi ích khi mở tài khoản giao dịch với CAPEX:
- “Mua” (long) hoặc “bán” (short) cổ phiếu của Tesla và 2.000 cổ phiếu quốc tế khác.
- Đóng mở vị thế trong phạm vi quỹ ETF của chúng tôi giúp trader có thể tiếp cận với rổ cổ phiếu trong và ngoài nước, chỉ số hoặc lĩnh vực đăng tăng/giảm giá.
- Giao dịch một loạt các chỉ số toàn cầu - bao gồm S&P 500, các chỉ số công nghệ nổi tiếng như NASDAQ 100, Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (Phố Wall) và DAX (30 Đức) – mua hoặc bán toàn bộ nền kinh tế chỉ với một giao dịch duy nhất.
- Sử dụng QuantX, công cụ tạo danh mục đầu tư thông minh giúp bạn bao quát các ngành phổ biến và chỉ đầu tư vào những cổ phiếu hoạt động tốt nhất.
2. Đánh giá Hiệu suất và triển vọng của cổ phiếu Tesla 2022
Trước khi mua cổ phiếu của Tesla — hoặc bất kỳ cổ phiếu nào (xem hướng dẫn của chúng tôi về cách mua cổ phiếu) — nhà đầu tư nên tìm hiểu về tình hình tài chính, hiệu suất và triển vọng của công ty trước. Điển hình là các báo cáo hàng năm và báo cáo hàng quý của công ty. Các công ty đại chúng như TSLA bắt buộc phải công khai minh bạch thông tin chi tiết về tình trạng tài chính của họ.
Nhà đầu tư có thể tìm thấy trên trang web quan hệ nhà đầu tư của Tesla (Tesla’s investor relation site) hoặc thông qua cơ sở dữ liệu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC).
Ngoài ra, investor cũng có thể tìm đến các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính: Các công ty môi giới thường xuyên đưa ra bình luận về các cổ phiếu và ngành công nghiệp lớn; các nhà đánh giá của bên thứ ba như Trading Central cung cấp các phân tích cơ bản và kỹ thuật toàn diện.
Sau khi kết hợp dữ liệu tài chính và quan điểm của các chuyên gia, investor sẽ có thể quyết định số tiền đầu tư vào cổ phiếu Tesla.
Các nguyên tắc cơ bản của cổ phiếu Tesla
Lưu ý: mua cổ phiếu Tesla đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đang sở hữu một phần nhỏ của doanh nghiệp trên thực tế:
TESLA INC. là công ty chuyên thiết kế, phát triển, sản xuất, cho thuê và bán các loại xe điện cũng như các hệ thống lưu trữ và sản xuất năng lượng tại thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc và quốc tế.
Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, cạnh tranh và quản lý của Tesla (tất cả được giải thích trong hướng dẫn của chúng tôi về cách nghiên cứu cổ phiếu) sẽ giúp mang lại cái nhiên toàn diện nhất về tình hình kinh doanh của công ty.
Ngoài ra, trader có thể truy cập nghiên cứu, xếp hạng của nhà phân tích và các thông tin quan trọng khác về Tesla thông qua tài khoản môi giới hoặc trang web thông tin tài chính. Bước tiếp theo là xem xét liệu Tesla có phù hợp với danh mục đầu tư hiện tại của bạn hay không.
- Giá trị vốn hóa thị trường của Tesla là 900,6 tỷ USD
- Mức tăng giá cổ phiếu của Tesla là 116,3% trong 1 năm
- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng 550,7% và dự báo sẽ tăng 31,74% mỗi năm.
Công ty đã công bố báo cáo kinh doan của quý thứ ba: tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và tỷ suất lợi nhuận được cải thiện.
- Doanh thu quý 3: 13,8 tỷ USD, tăng 57% so với quý 3 năm 2020
- Thu nhập ròng quý 3: 1,62 tỷ USD, tăng 439% so với quý 3 năm 2020
- Tỷ suất lợi nhuận quý 3 quý: 12%, tăng 3,4% so với quý 3 năm 2020
Trung bình trong 3 năm qua, thu thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đã tăng 124% mỗi năm nhưng giá cổ phiếu của tesla đã tăng 142% mỗi năm.
Tỷ lệ giá trên thu nhập (PER) là 259,69, được định giá cao hơn 280,3%. Giá trị hợp lý theo định giá là khoảng 239 USD.
* Cập nhật lần cuối: Tháng 11 năm 2021. Nguồn: Yahoo Finance.
Biểu đồ giá cổ phiếu Tesla
Các nhà giao dịch kỹ thuật phân tích biểu đồ giá để cố gắng dự đoán chuyển động của giá. Hai biến chính trong phân tích kỹ thuật là khung thời gian xem xét và các chỉ báo kỹ thuật mà nhà giao dịch chọn sử dụng.
Trader có thể sử dụng các công cụ có sẵn trên nhiều nền tảng giao dịch thông qua biểu đồ giá của Tesla như nền tảng giao dịch trực tuyến, ứng dụng di động, Web Trader và MetaTrader 5 của chúng tôi.
Ví dụ: nền tảng giao dịch trực tuyến của chúng tôi cung cấp 6 loại biểu đồ (bao gồm cả biểu đồ hình nến nổi tiếng của Nhật Bản) giúp các nhà giao dịch phân tích hiệu suất giá trên các khung thời gian khác nhau. Ngoài ra, web-trading cũng cho phép trader đóng mở, xử lý và chỉnh sửa các vị thế trực tiếp ngay trên các biểu đồ trực tuyến.
Các nhà phân tích kỹ thuật có thể dựa vào các biểu đồ giao dịch để diễn giải hành vi của người mua và người bán. Các mẫu biểu đồ này có thể cung cấp cho nhà giao dịch dấu hiệu di chuyển của thị trường. Khi quan sát biểu đồ, thị trường thường sẽ di chuyển theo một hướng hoặc xu hướng tổng thể. Có ba loại xu hướng chính: xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng đi ngang.
Từ góc độ kỹ thuật, sau khoảng thời gian biến động mạnh diễn ra từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2021, giá cổ phiếu Tesla hôm nay tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, phần lớn đến từ các kết quả khả quan được công bố trong quý 3, tiếp tục tạo các đỉnh mới mà chưa xuất hiện mức kháng cự.
Trên biểu đồ hàng ngày RSI (chỉ số sức mạnh tương đối), giá cổ phiếu tesla đang ở mức quá mua nhưng chưa có dấu hiệu phân kỳ hoặc suy kiệt.
Trader nên theo dõi các cổ phiếu tại vùng hỗ trợ dài hạn chính khi muốn giao dịch cổ phiếu với giá tương đối rẻ (so với giá gốc). Ngoài ra, nhà giao dịch cũng cần lên kế hoạch rút lui, thoát lệnh kịp thời khi thu được lợi nhuận (cách thức và lý do thoát lệnh), thông thường là ngay dưới mức kháng cự dài hạn.
Nếu dự định mua ở mức hỗ trợ và thoát lệnh ngay dưới ngưỡng kháng cự, tiềm năng tăng giá sẽ lớn hơn rủi ro giảm giá ít nhất theo tỷ lệ 2:1 hoặc thậm chí 3:1. Điều đó nghĩa là nếu trader mua cổ phiếu Tesla ở mức giá 850 USD, nhà giao dịch có thể thoát lệnh khi giá cổ phiếu của tesla rớt xuống mức 750 USD trở lên. Trong trường hợp xấu nhất, bạn mất 100 USD/cổ phiếu, nhưng dựa trên biểu đồ lịch sử, việc tăng 200 USD/cổ phiếu là hoàn toàn khả thi. Đây được gọi là tỷ lệ rủi ro/phần thưởng.
Với CAPEX WebTrader, nhà giao dịch có thể thực hiện phân tích chuyên sâu các biểu đồ với 90 chỉ báo (bao gồm đường trung bình động, MACD, RSI và Dải Bollinger). Nền tảng này cũng hỗ trợ hoạt động giao dịch tương tác với các công cụ nghiên cứu nâng cao giúp trader giải thích các dữ liệu thị trường.
3. Hiểu rõ rủi ro và các khoản chi phí
Giao dịch được cho là rủi ro hơn so với đầu tư do sử dụng công cụ đòn bẩy. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo cho các nhà đầu tư rằng các khoản đầu tư sẽ tăng giá trị trong tương lai.
Trước khi quyết định giao dịch cổ phiếu, trader nên thực hiện các bước quản lý rủi ro. Chúng tôi cung cấp các khóa học tại Học viện CAPEX giúp các nhà giao dịch tìm hiểu cách quản lý và giảm thiểu rủi ro trên thị trường tài chính.
>> Tìm hiểu thêm tại Học viện CAPEX
Chi phí giao dịch của chúng tôi khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm mà trader lựa chọn để mở vị thế
Điều kiện giao dịch CFD của Tesla (TSLA)
CHÊNH LỆCH MỖI ĐƠN VỊ | 0,38 pips | ĐÒN BẨY | 1:10 |
ROLLOVER QUA ĐÊM - MUA | -0,0076 % | ROLLOVER QUA ĐÊM - BÁN | -0,0063 % |
KÝ QUỸ BAN ĐẦU | 20.0000 % | KÝ QUỸ DUY TRÌ | 10.0000 % |
- Chênh lệch giá (spead) thể hiện sự khác biệt giữa giá ASK và giá BID.
- Điều chỉnh khoản lãi hoặc lỗ tương lai (future rollover) bao gồm chênh lệch về giá giữa hợp đồng hết hạn và hợp đồng mới cũng như chênh lệch giá CFD.
- Lãi suất qua đêm (Swap) là số tiền được ghi có hoặc ghi nợ vào tài khoản của các vị thế được giữ qua đêm.
- Phí không hoạt động thể hiện số tiền hàng tháng bị khấu trừ nếu không có hoạt động nào được báo cáo trong 12 tháng trong tài khoản.
Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo Câu hỏi thường gặp, các khoản phí và Lệ phí của chúng tôi.
4. Truy cập nền tảng giao dịch và đặt lệnh
Trader có thể dễ dàng mở tài khoản trực tuyến trên CAPEX Webtrader để mua cổ phiếu của Tesla CFD.
Mở tài khoản hoặc đăng nhập
Đầu tiên, tạo một tài khoản hoặc đăng nhập vào capex.com. Để mở tài khoản, nhấn vào nút "Đăng ký" và điền đầy đủ thông tin chi tiết.
Khi đã truy cập vào nền tảng, trader cần hoàn tất thủ tục đăng ký để có thể giao dịch bằng tiền thật. Nhấp vào "Hoàn tất Đăng ký và Bắt đầu Giao dịch".
Để đăng nhập, từ trang web CAPEX, nhấp vào "Đăng nhập".
Gửi tiền vào tài khoản giao dịch
Nhấp vào nút "Thêm tiền (Add funds)" để tiến hành ký quỹ (yêu cầu bắt buộc khi giao dịch bằng tài khoản thực)
Ngoài ra, trader có thể giao dịch trên tài khoản demo không rủi ro với số dư 50.000 € nếu mong muốn tìm hiểu về nền tảng và thử nghiệm các chiến lược giao dịch.
CAPEX cung cấp cho nhà giao dịch các phương thức thanh toán khác nhau: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, skrill, v.v. và không tính tính bất kỳ khoản phí hoặc hoa hồng gửi tiền nào.
Tìm kiếm cổ phiếu Tesla
Để xem giá cổ phiếu Telsa hôm nay (TSLA) và biểu đồ theo thời gian thực trên nền tảng giao dịch, nhấp vào biểu tượng "Tìm kiếm" bên trái hoặc nhấp vào "Cổ phiếu" và sau đó chọn công cụ, trong trường hợp này là TESLA.
Sử dụng các chỉ báo và hình vẽ để phân tích biểu đồ
Nhấp vào biểu tượng chỉ báo và chọn các chỉ báo mà trader mong muốn. Capex cung cấp sẵn các chỉ báo theo xu hướng, dao động, biến động và hỗ trợ/kháng cự. Để tìm hiểu số lượng chỉ báo cần sử dụng và cách kết hợp, hãy truy cập Chỉ báo kỹ thuật tại Học viện CAPEX.
Thiết lập lệnh mua cổ phiếu Tesla
Để mua CFD giá cổ phiếu Tesla, nhấp vào nút "Mua" và cửa sổ hiển thị các thông số đặt lên sẽ hiện lên như hình bên dưới:
Nhập số lượng cổ phiếu cần mua và thiết lập mức Cắt lỗ để hạn chế khoản tổn thất tiềm năng và/hoặc Chốt lời để đóng một vị thế có lãi sau khi cổ phiếu Tesla đạt đến một mức giá cụ thể. Đặt lệnh dựa theo giá, pips, giá trị tiền mặt hoặc tỷ lệ phần trăm.
Để tiến hành mua cổ phiếu tesla, nhấp vào "Đặt lệnh".
Lưu ý, giao dịch TSLA vẫn chưa kết thúc. Trader mong muốn kiểm tra bước tiếp theo để đảm bảo rằng mình đầu tư đem lại lợi nhuận cao nhất có thể.
Tại sao nên giao dịch cổ phiếu Tesla với CAPEX?
- Công nghệ AI tiên tiến: Ba nền tảng giao dịch phổ biến của chúng tôi là WebTrader trực tuyến, app di động hay MetaTrader 5 đều đảm bảo tốc độ thực hiện giao dịch nhanh chóng và đáng tin cậy, các công cụ quản lý rủi ro, các lệnh phức tạp, các tùy chọn biểu đồ nâng cao, công cụ nghiên cứu nâng cao phối hợp với các nền tảng được đánh giá cao như Trung tâm giao dịch hoặc TipRanks.
- Giao dịch ký quỹ: Cung cấp giao dịch ký quỹ (tối đa 10:1 cho các cổ phiếu riêng lẻ), CAPEX cho phép nhà giao dịch tham gia thị trường chứng khoán thông qua CFD.
- Giao dịch khoản chênh lệch: Khi giao dịch Tesla CFD, trader không bị ràng buộc vào tài sản cơ bản mà vào sự tăng/giảm của giá cổ phiếu Tesla. Về mặt chiến lược, giao dịch trực tuyến với CFD không có gì khác biệt so với giao dịch truyền thống, nhà đầu tư CFD có thể mua hoặc bán, đặt lệnh dừng lỗ/chốt lời và áp dụng chiến lược dịch phù hợp với mục tiêu của họ.
- Phân tích giao dịch toàn diện: Nền tảng dựa trên trình duyệt cho phép các nhà giao dịch định hình phân tích và dự báo thị trường của họ bằng các chỉ báo kỹ thuật hiệu quả. CAPEX cung cấp các bản cập nhật thị trường trực tiếp và các định dạng biểu đồ khác nhau, phù hợp với máy tính để bàn, hệ điều hành iOS và Android.
- Tập trung vào an toàn: CAPEX đặc biệt chú trọng đến anh ninh và bảo mật:
- sc.capex.com là một trang web được điều hành bởi KW Investments Limited, được ủy quyền và quản lý bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính Seychelles theo giấy phép số SD020.
- capex.com được điều hành bởi Key Way Investments Ltd, được ủy quyền và quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (CySEC) theo giấy phép số 292/16.
- za.capex.com được điều hành bởi JME Financial Services (Pty) Ltd, được ủy quyền và quản lý bởi Cơ quan quản lý khu vực tài chính Nam Phi (FSCA) theo giấy phép số 37166.
- ae.capex.com được điều hành bởi Key Way Markets Ltd, được ủy quyền và quản lý bởi Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tài chính Thị trường Toàn cầu Abu Dhabi (ADGM) theo giấy phép số 190005. - Global partnerships: CAPEX tự hào là Nhà tài trợ của Juventus, một trong những câu lạc bộ bóng đá uy tín nhất trên thế giới, chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng người dân Ý với một di sản vững chắc và cống hiến cộng đồng.
5. Cập nhật những tin tức mới nhất về Tesla (TSLA)
Nhận tin tức và bản tin chứng khoán mới nhất của Tesla Inc. (TSLA) để giúp nhà giao dịch đưa ra các quyết định giao dịch và đầu tư kip thời.
Lịch sử của Tesla Inc.
Tesla được thành lập tại California vào tháng 7 năm 2003 bởi hai kỹ sư Martin Eberhard và Marc Terpenning. Công ty được đặt theo tên của Nikola Tesla - một nhà vật lý, kỹ sư và nhà phát minh vĩ đại. Elon Musk sau đó đã mua lại công ty với giá 30 triệu USD vào năm 2004 và chính thức trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị cùng với hai đồng sáng lập là Jan Wright và JB Straubel.
Tesla đã “xuất xưởng” chiếc ô tô đầu tiên - chiếc Roadster chạy hoàn toàn bằng điện vào năm 2008 cùng với công nghệ sạc pin tiên tiến của công ty. Tuy nhiên, chiến lược này đã không giúp Tesla tránh được những khó khăn nghiêm trọng về tài chính. Công ty đứng trước bờ vực phá sản vào năm 2009 chỉ với 9 triệu USD tiền mặt. Để khắc phục tình trạng này, Tesla đã phải mở cửa cho các nhà đầu tư, bao gồm cả Mercedes, và đảm bảo thêm 40 triệu USD bằng cách phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Tesla chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 29 tháng 6 năm 2010 với 13,3 triệu cổ phiếu với giá 17 USD/cổ phiếu trên Nasdaq, thu về 226,1 triệu USD.
Công ty cho ra mắt trạm sạc đầu tiên – Superchargers vào năm 2012. Chỉ hai năm sau đó, Elon Musk tiếp tục công bố Autopilot của Tesla, công nghệ tự lái bán tự động với “người tiên phong” là mẫu Model S mới – mẫu xe điện cao cấp đầu tiên trên thế giới sử dụng hoàn toàn bằng điện.
Ngày 30 tháng 4 năm 2015, Tesla công bố Powerwall, hệ thống pin lưu trữ điện năng dành cho công trình dân cư và Powerpack, một loại pin dùng cho mục đích thương mại, nhằm thiết lập một hệ sinh thái bền vững.
Cũng vào năm 2015, Tesla đã giới thiệu Model X, một trong những chiếc xe thể thao nhanh nhất và an toàn nhất thế giới. Model 3 cũng được giới thiệu vào năm 2016 (bắt đầu sản xuất năm 2017) và là mẫu xe điện giá rẻ, phân khối lớn hướng đến nhiều đối tượng khách hàng.
Tesla trở thành công ty đi đầu trong ngành công nghiệp xe điện. Số lượng bán ra tại Mỹ tăng mạnh 280% từ 48.000 lên 182.400 trong giai đoạn 2017 - 2018. Với 245.240 chiếc, chiếm 12% thị phần doanh số phương tiện plug-in vào năm 2018, Tesla là nhà sản xuất xe điện bán chạy nhất trên thế giới, giúp thương hiệu của công ty nổi tiếng toàn cầu.
Đến quý 2 năm 2019, Tesla đã bán được hơn 720.000 chiếc trên toàn thế giới (kể từ năm 2012) với hàng loạt đơn đặt hàng từ Thượng Hải, Trung Quốc vào tháng 10 năm 2019.
Theo số liệu từ các báo cáo hàng quý trong nhiều năm, công ty đang phải đối mặt với tình trạng thua lỗ. Tuy nhiên, Tesla đã gây sốc cho giới truyền thông và các chuyên gia khi công bố báo cáo thu nhập trong quý 3 năm 2019, với 1,61 USD/cổ phiếu trên tổng doanh thu hàng quý là 6,3 tỷ USD, so với mức lỗ 40 cent/cổ phiếu mà các nhà phân tích dự đoán.
Giá cổ phiếu nhảy vọt từ khoảng 90 USD lên hơn 700 USD (tăng 7 lần) vào năm 2020 khiến đây trở thành năm “ăn nên làm ra” nhất của công ty. Giá cổ phiếu của Tesla hôm nay tiếp tục tăng trên 1.000 USD vào cuối năm 2021, dù trên thực tế là tăng trưởng có dấu hiệu chững lại vào cuối Quý 2.
* Cập nhật lần cuối: Tháng 11 năm 2021. Nguồn: Wikipedia