Ngoài đầu tư tiền ảo, một hình thức khác cũng phổ biến không kém là đầu cơ về giá của một loại tiền điện tử mà không cần sử hữu tài sản kỹ thuật số và có thể tận dụng vị thế để chi trả trước một phần chi phí, hay nói ngắn gọn hơn là giao dịch CFD tiền điện tử.
Vậy, giao dịch tiền điện tử là gì? Những điểm khác biệt của hình thức này so với đầu tư tiền ảo và bí quyết giao dịch CFD tiền điện tử ra sao? Hãy cùng Capex tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nội dung bài viết về giao dịch tiền điện tử:
- Tìm hiểu về giao dịch tiền điện tử và giao dịch CFD tiền điện tử
- Mở tài khoản demo và thực hành chiến lược giao dịch tiền ảo
- Mở một tài khoản thực và bắt đầu giao dịch coin
Giao dịch tiền điện tử là gì?
Giao dịch tiền điện tử liên quan đến suy đoán của trader về biến động giá của tiền kỹ thuật số thông qua tài khoản giao dịch hợp đồng chênh lệch (CFD) hoặc mua và bán các đồng tiền cơ bản thông qua một sàn giao dịch. Giao dịch CFD là một công cụ phái sinh cho phép trader đặt cược vào Bitcoin (BTC) và các thay đổi giá tiền điện tử khác mà không cần sở hữu coin ảo.
Ví dụ: trader có thể mua (long) nếu tin rằng giá trị của tiền điện tử sẽ tăng hoặc bán (short) khi giá giảm thông qua CFD, một công cụ sử dụng đòn bẩy (leverage) cho phép trader mở một vị thế với số tiền ký quỹ nhỏ hơn rất nhiều so với yêu cầu mở nó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đòn bẩy có thể là con dao hai lưỡi, làm tăng lợi nhuận hoặc gây tổn thất lớn cho nhà giao dịch.
Trước khi nghĩ đến việc mạo hiểm tham gia vào giao dịch tiền ảo, trader cần có một số kiến thức nhất định về các tài sản kỹ thuật số và công nghệ liên quan. Bitcoin đã “bắn phát súng đầu tiên” khởi đầu kỷ nguyên tiền điện tử, theo sau đó là hàng ngàn loại tiền điện tử khác đã “sinh sôi trong mảnh đất màu mỡ này.”
Bài viết này sẽ tập trung giải thích các chiến lược giao dịch tiền điện tử, đồng thời giúp người đọc làm quen với các nền tảng và ứng dụng giao dịch coin, cấu trúc giao dịch, các phong cách giao dịch cũng như vai trò của phân tích kỹ thuật và cơ bản trong việc tạo ra một chiến lược giao dịch toàn diện.
Tại sao nên giao dịch tiền điện tử?
Lựa chọn giao dịch tiền điện tử thông qua tài khoản CFD với CAPEX đồng nghĩa với việc trader sẽ lựa chọn suy đoán về giá của tài sản kỹ thuật số trên thị trường tăng hay giảm và tiến hành giao dịch kiếm lời thay vì sở hữu tài sản đó như đầu tư. Giá được niêm yết bằng các loại tiền tệ truyền thống như USD và Euro.
Những lợi ích của giao dịch tiền điện tử:
Tính biến động
Biến động là thước đo giá tăng hoặc giảm theo thời gian của bất kỳ tài sản cụ thể nào. Tài sản càng biến động thì khoản đầu tư sẽ càng có nhiều rủi ro, hay nói cách khác, nó càng có nhiều tiềm năng mang lại lợi nhuận cao hơn hoặc thua lỗ cao hơn trong thời gian ngắn hơn so với các tài sản ít biến động hơn.
Tính biến động như “tàu lượn” của tiền điện tử là một phần lý do khiến thị trường này trở nên sôi động. Giá lên xuống nhanh chóng trong ngày có thể mang lại nhiều cơ hội cho các nhà giao dịch crypto mua bán dài hạn nhưng cũng đi kèm với rủi ro gia tăng. Vì vậy, nếu quyết định khám phá thị trường tiền điện tử, hãy đảm bảo rằng bạn đã thực hiện nghiên cứu và phát triển chiến lược quản lý rủi ro.
Với CAPEX, trader được hưởng lợi từ chính sách bảo vệ số dư âm, nghĩa là bạn không thể mất nhiều tiền hơn số tiền giao dịch tiền điện tử có trong tài khoản của mình.
Giờ thị trường
Thị trường tiền điện tử hoạt động 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần vì không có sự quản lý tập trung của thị trường. Tuy nhiên, mức thanh khoản có thể khác nhau và giao dịch tiền mã hóa của trader có nhiều khả năng được thực hiện hơn khi có mức hoạt động cao nhất.
Các giao dịch crypto diễn ra trực tiếp giữa các cá nhân, trên các sàn giao dịch coin trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn có những khoảng thời gian ngừng hoạt động tạm thời khi thị trường đang điều chỉnh theo các bản cập nhật, hay còn gọi là “fork.”
Với CAPEX, trader có thể lựa chọn giao dịch tiền điện tử với các loại tiền pháp định (fiat currency) như USD và Euro - CN - Thứ 6: 22: 00-21: 55.
Cải thiện thanh khoản
Tính thanh khoản (liquidity) là thước đo mức độ chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng và dễ dàng một loại tiền điện tử mà không ảnh hưởng đến giá thị trường. Thanh khoản rất quan trọng vì nó mang lại giá cả tốt hơn, thời gian giao dịch nhanh hơn và tăng độ chính xác cho phân tích kỹ thuật.
Nhìn chung, thị trường tiền điện tử được coi là kém thanh khoản vì các giao dịch tiền điện tử được phân tán trên nhiều sàn giao dịch, nghĩa là các giao dịch tương đối nhỏ có thể có tác động rất lớn đến giá thị trường. Đây là một phần lý do khiến thị trường tiền điện tử rất dễ “bay hơi”.
Tuy nhiên, khi giao dịch CFD tiền điện tử với CAPEX, trader có thể được cải thiện tính thanh khoản vì giá được cập nhật từ nhiều địa điểm, giúp các giao dịch của trader được thực hiện nhanh chóng với chi phí thấp hơn (chênh lệch và trượt giá).
Có thể bán hoặc mua
Khi mua tài sản tiền điện tử, các nhà đầu tư hy vọng nó sẽ tăng giá trị trong tương lai. Với giao dịch coin, trader còn có thể tận dụng lợi thế từ các thị trường giảm giá, thu lợi nhuận bằng cách mua vào khi giá giám và bán ra khi giá tăng.
Ví dụ: trader đã quyết định mở một vị thế mua CFD Bitcoin khi cho rằng thị trường sẽ giảm. Nếu giá trị của Bitcoin giảm so với USD, giao dịch sẽ đem lại lợi nhuận. Ngược lại, nếu giá trị của Bitcoin tăng so với USD, vị thế của bạn sẽ bị lỗ.
Sử dụng đòn bẩy
Vì CFD là một sản phẩm có đòn bẩy, nên nó cho phép trader giao dịch tiền ảo có thể mở một vị thế trên "khoản ký quỹ" - một khoản tiền ký quỹ chỉ có giá trị bằng một phần nhỏ của toàn bộ giá trị giao dịch. Nói cách khác, trader có thể giao dịch crypto trên nhiều với thị trường tiền điện tử chỉ có một số vốn nhỏ của mình.
Lợi nhuận hoặc thua lỗ kiếm được từ các giao dịch tiền điện tử sẽ phản ánh toàn bộ giá trị của vị thế tại thời điểm đóng lệnh, vì vậy giao dịch ký quỹ mang lại cho trader cơ hội kiếm lợi nhuận lớn từ một khoản đầu tư nhỏ. Tuy nhiên, nó cũng có thể khuếch đại bất kỳ khoản lỗ nào, và kết quả là tài khoản của bạn có thể trở về con số 0 nếu giao dịch tiền ảo thất bại. Do đó, điều quan trọng là phải xem xét tổng giá trị của vị thế đòn bẩy trước khi giao dịch CFD.
Hơn nữa, trader cần có một chiến lược quản lý rủi ro và tiền bạc phù hợp, bao gồm các điểm dừng và giới hạn thích hợp.
Với CAPEX, trader có thể giao dịch tiền điện tử với đòn bẩy lên đến 1:30 đối với tiền mã hóa và các tài sản khác, bao gồm tiền điện tử và cổ phiếu được liên kết với Blockchain và ETF.
Mở tài khoản nhanh hơn
Khi mua tiền điện tử, nhà đầu tư sẽ cần một sàn giao dịch, một tài khoản và ví điện tử để lữu trữ tiền ảo. Quá trình này có rất nhiều hạn chế và tốn thời gian.
Nhưng khi giao dịch tiền mã hóa với CAPEX, trader không cần truy cập trực tiếp vào sàn giao dịch vì chúng tôi thay mặt bạn tiếp xúc với thị trường cơ sở. Trên thực tế, trader có thể giao dịch trong vòng chưa đầy năm phút, với mẫu đơn đăng ký đơn giản và xác minh trực tuyến tức thì của chúng tôi.
Ví dụ về giao dịch tiền điện tử
Ví dụ về giao dịch CFD: mua Bitcoin
Giả sử Bitcoin đang được giao dịch với giá bán/mua là 40.200/40.300 USD. Trader muốn mua 1 CFD (đơn vị) khi cho rằng giá Bitcoin sẽ tăng. Bitcoin có tỷ lệ đòn bẩy 1:2 hoặc tỷ lệ ký quỹ là 50%, trader chỉ cần ký quỹ 50% giá trị để mở vị thế, tương đương với 20.150 USD (50% x (1 đơn vị x 40.300 USD giá mua)).
Kết quả A: Giao dịch có lãi
Trường hợp nhà giao dịch coin dự đoán đúng, giá Bitcoin theo giờ hoặc các ngày tiếp theo => giao dịch tiền ảo đem lại lợi nhuận. Nếu giá bán/mua là 42.200/42.300 USD khi trader quyết định đóng vị thế bằng cách bán ở mức 42.300 (giá bán mới).
Giá di chuyển 2000 USD (42.300 - 40.300) theo hướng có lợi cho nhà giao dịch. Nhân giá trị này với quy mô vị thế (1 đơn vị) để tính tổng lợi nhuận: 2.000 x 1 = 2000 USD.
Nếu vị thế được đóng trong ngày, nhà giao dịch crypto sẽ không phải trả khoản phí giữ qua đêm (swap) và nhận được lợi nhuận ròng là 2.000 USD.
Nếu vị thế đã được đóng sau một vài ngày, trader sẽ mất phí swap.
Kết quả B: giao dịch thua lỗ
Ngược lại, nếu dự đoán sai, giao dịch CFD Bitcoin thua lỗ. Giả sử giá BTC giảm xuống mức bán/mua là 38.900/39.000 USD. Để hạn chế thua lỗ trong trường hợp giá tiếp tục giảm, nhà giao dịch tiền ảo quyết định đóng vị thế và bán CFD ở mức 38.900 (giá bán mới).
Giá di chuyển 1.400 USD (40.300-38.900) so với dự đoán của nhà giao dịch. Nhân giá trị này với kích thước vị thế (1 đơn vị) để tính khoản lỗ: 1.400 x 1 = 1.400 USD.
Ví dụ giao dịch CFD: bán Ether
Giả sử Ethereum EUR đang giao dịch với giá bán/mua là 3.542 €/3.544 € và trader muốn bán 1,5 CFD (dự đoán giá giảm). Ethereum có mức đòn bẩy 1:2 hoặc tỷ lệ ký quỹ là 50%, trader chỉ cần ký quỹ 50% để mở vị thế, tương đương với 2.656,5 € (50% x (1,5 đơn vị x giá bán 3.542 €))
Lưu ý nếu giá di chuyển ngược hướng với kỳ vọng, trader có thể lỗ nhiều hơn mức ký quỹ mở vị thế 2.656,5 €.
Kết quả A: giao dịch có lãi
Trường hợp nhà giao dịch tiền điện tử dự đoán đúng, giá ETH giảm xuống mức bán/mua là 3.340/3.342 €. Trader quyết định đóng giao dịch ở mức mua tại 3.342 € (giá mua mới).
Giá di chuyển 200 € (3.542-3.342) theo hướng có lợi cho nhà giao dịch coin. Nhân giá trị này với quy mô vị thế (1,5 đơn vị) để tính lợi nhuận: 200 x 1,5 = 300 €.
Nếu vị thế đóng sau một vài ngày, trader sẽ mất phí swap.
Kết quả B: giao dịch thua lỗ
Trường hợp dự đoán sai, giá ETH tăng lên mức giá bán/mua là 3.680/3.682 €. Trader cảm thấy giá có khả năng tiếp tục tăng và quyết định đóng vị thế và mua ở mức 3.682 € (giá mua mới).
Giá di chuyển 140 € (3.682-3.542) trái với dự đoán của nhà giao dịch tiền ảo. Nhân giá trị này với quy mô vị thế (1,5 đơn vị) để tính khoản lỗ: 140 x 1,5 = 210 €.
Giao dịch tiền điện tử cho người mới bắt đầu
Phong cách giao dịch tiền điện tử
Phong cách giao dịch của từng cá nhân là “độc nhất” và phù hợp với tính cách của từng trader cụ thể. Dưới đây là 5 phong cách giao dịch tiền ảo phổ biến nhất:
- Giao dịch tần suất cao (HFT)
- Scalping
- Giao dịch trong ngày
- Giao dịch Swing
- Giao dịch vị thế
Chiến lược giao dịch tiền điện tử
Có nhiều kỹ thuật mà các nhà giao dịch sử dụng để suy đoán về biến động giá trên thị trường tiền điện tử. Mọi cuộc chơi đều có quy luật của riêng nó và các trader dày dạn kinh nghiệm đều có những chiến lược giao dịch tiền mã hóa phù hợp với bản thân. Dưới đây là một số chiến lược trading phổ biến nhất:
- Giao dịch tiền điện tử theo xu hướng
- Giao dịch tiền ảo theo phạm vi
- Giao dịch đột phá
- Kinh doanh chênh lệch giá
- Giao dịch coin dựa trêm tin tức
Dựa vào các phương tiện truyền thông xã hội để biết tin tức về tiền điện tử là một trong những sai lầm mà các nhà đầu tư mới thường mắc phải. Các quyết định đầu tư không bao giờ được dựa trên “sự cường điệu” mà phương tiện truyền thông xã hội đang tạo ra. Vì tiền kỹ thuật số là một chủ đề nổi bật, nên thông tin sai lệch về chủ đề này có xu hướng di chuyển rất nhanh.
Công cụ giao dịch tiền điện tử
Từ quan điểm hành vi thị trường (market behavior), khả năng phát hiện các mô hình giá và chu kỳ là điều cần thiết đối với mỗi trader. Điều này cũng tương tự như việc bạn muốn trở thành vận động viên lướt sóng kinh nghiệm, người biết thời điểm nào xuất hiện con sóng hoàn hảo thay vì chèo thuyền vô vọng trên mặt nước mong đợi điều gì đó tuyệt vời sẽ xảy ra.
Quan điểm vi mô (micro perspective) là nhân tố quan trọng thứ hai trong việc xác định chiến lược giao dịch thực tế của mỗi trader. Có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật được các nhà giao dịch tiền ảo sử dụng để hiểu rõ hơn về cung và cầu của chứng khoán và tâm lý thị trường.
Ý tưởng cốt lõi đằng sau phân tích kỹ thuật là hành động giá lịch sử có thể cho biết thị trường có khả năng hoạt động như thế nào trong tương lai. Nhưng làm cách nào để xác định tiềm năng của một tài sản tiền điện tử cụ thể trước những biến động của nó trên thị trường giao dịch tiền điện tử?
Trong khi phân tích kỹ thuật liên quan đến việc nghiên cứu dữ liệu thị trường để xác định chiến lược giao dịch của một cá nhân, thì phân tích cơ bản là những nghiên cứu về ngành, công nghệ hoặc tài sản cơ bản bao gồm một thị trường cụ thể.
Vì vậy, đối với phân tích tiền điện tử, cần xem xét:
Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật sử dụng khái niệm về các mô hình giá trong quá khứ và các chỉ báo kỹ thuật để phân tích biểu đồ và dự đoán các chuyển động trong tương lai của giá. Phân tích kỹ thuật được áp dụng cho bất kỳ thị trường nào, bao gồm cả tiền điện tử như Bitcoin (BTC).
Một số các công cụ phổ biến cho người mới bắt đầu:
- Chu kỳ thị trường
- Xu hướng (hướng, độ dài)
- Hỗ trợ và kháng cự (đường xu hướng, đường trung bình động, dải Bollinger, Fibonacci thoái lui, điểm xoay Pivot, mây Ichimoku).
- Chỉ báo dao động (chỉ báo Stochastic, chỉ số sức mạnh tương đối - RSI, đường trung bình động hội tụ phân kỳ - MACD).
- Các mô hình giá (nến Nhật và mô hình giá kiểu Tây như vai đầu vai, đỉnh kép đáy kép, cốc và tay cầm, tam giác, nêm tăng giảm, cờ và cờ hiệu)
Phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản là một bước tiếp cận được các nhà đầu tư sử dụng để thiết lập "giá trị nội tại" của một tài sản hoặc doanh nghiệp. Bằng cách xem xét một số yếu tố bên trong và bên ngoài, mục tiêu chính của họ là xác định xem tài sản hoặc doanh nghiệp được định giá cao hay thấp hơn. Sau đó, họ có thể tận dụng thông tin đó để vào hoặc thoát lệnh.
Trong trường hợp thị trường tiền điện tử, phân tích cơ bản cung cấp tiềm năng phân tích thực tế những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến chúng.
Mạng lưới tiền điện tử thực sự không thể được đánh giá qua lăng kính các doanh nghiệp truyền thống. Các dịch vụ phi tập trung hơn như Bitcoin (BTC) gần với hàng hóa hơn. Nhưng ngay cả với các loại tiền điện tử (chẳng hạn như do các tổ chức phát hành), các chỉ số phân tích cơ bản truyền thống không thể cho chúng ta biết nhiều điều.
Vì vậy, nhà giao dịch tiền điện tử cần chuyển sự hướng sang các yếu tố khác, bao gồm:
- Khả năng sử dụng và ứng dụng. Kiểm tra mức độ khả dụng và sự chấp nhận của một loại tiền điện tử. Mục đích sử dụng càng đơn giản và đồng tiền đó được chấp nhận rộng rãi thì giá trị thực của nó càng lớn.
- Quy định của chính phủ. Nghiên cứu cách đánh giá một đồng tiền điện tử củ thể có tuân thủ các quy định hay không. Một khuôn khổ pháp rõ ràng sẽ làm tăng tiềm năng của đồng tiền điện tử.
- Phát triển dự án và đưa tin trên các phương tiện truyền thông. Tìm hiểu xem sự phát triển của dự án tiền điện tử hiện đang tiến triển như thế nào. Hoạt động phát triển tiền điện tử, phần mềm, cộng đồng đứng đằng sau nó và mức độ phủ sóng phương tiện truyền thông tăng lên sẽ chỉ ra rằng crypto có tiềm năng mang lại giá trị lớn hơn.
Rủi ro khi giao dịch tiền điện tử
Quản lý rủi ro cũng là một khía cạnh quan trọng trong giao dịch crypto. Trước khi tham gia giao dịch, hãy xem xét khẩu vị rủi ro (risk appetite) của bản thân trong tường hợp giao dịch thất bại. Điều này có thể dựa trên một vài yếu tố như nguồn vốn giao dịch. Ví dụ: một nhà đầu tư thường chỉ muốn rủi ro 1% tổng số vốn giao dịch tiền ảo của họ trong tổng số hoặc trên mỗi giao dịch.
Giao dịch tiền điện tử lại càng phản ánh điều này. Hầu như không thể dự đoán chắc chắn bất kỳ hoạt động thị trường nào trong tương lai. Vì vậy, trader cần phải đưa ra quyết định dựa trên thông tin có sẵn và đánh giá riêng.
Ngoài ra, các chiến lược giao dịch crypto là khác nhau đối với từng cá nhân, dựa trên sở thích, tính cách, vốn giao dịch, khả năng chấp nhận rủi ro, v.v. Bất kỳ ai tham gia giao dịch tiền điện tử đều phải đánh giá tình hình cá nhân của mình trước khi quyết định giao dịch.
Ghé thăm Học viện CAPEX để tham gia các khóa học trực tuyến nâng cao về giao dịch và đầu tư trực tuyến.
Những câu hỏi thường gặp
Chênh lệch trong giao dịch tiền điện tử là gì?
Chênh lệch là sự khác biệt giữa giá mua và giá bán của một loại tiền điện tử. Giống với nhiều thị trường tài chính khác, khi mở một vị thế trên thị trường tiền điện tử, trader sẽ thấy hai mức giá. Nếu muốn mở một vị thế mua, bạn giao dịch ở mức giá mua cao hơn một chút so với giá thị trường. Nếu muốn mở một vị thế bán, bạn giao dịch ở mức giá bán thấp hơn một chút so với giá thị trường.
Lô (lot) trong giao dịch tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử thường được giao dịch theo lô (lot) – lot các token được sử dụng để tiêu chuẩn hóa quy mô giao dịch coin.
Đòn bẩy trong giao dịch tiền điện tử là gì?
Đòn bẩy là công cụ giúp tiếp cận với số lượng đáng kể tiền điện tử mà không cần phải trả trước toàn bộ giá trị giao dịch crypto. Thay vào đó, trader đặt một khoản ký quỹ. Khi đóng một vị thế đòn bẩy, lãi hoặc lỗ của trader dựa trên quy mô đầy đủ của giao dịch tiền điện tử.
Ký quỹ trong giao dịch tiền điện tử là gì?
Ký quỹ là một phần quan trọng trong giao dịch đòn bẩy. Nó là thuật ngữ được sử dụng để mô tả khoản tiền gửi ban đầu trader đặt để mở và duy trì vị thế đòn bẩy.
Ký quỹ thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của toàn bộ vị thế. Ví dụ: một giao dịch trên Bitcoin (BTC) có thể yêu cầu 15% tổng giá trị của vị thế được thanh toán để nó được mở. Vì vậy, thay vì gửi 5000 USD, trader chỉ cần gửi 750 USD.
Pip trong giao dịch tiền điện tử là gì?
Pip là đơn vị đo lường sự thay đổi giá của một công cụ tài chính. Giá trị 1 pip phụ thuộc vào thị trường tài chính mà trader giao dịch. Các loại tiền điện tử có giá trị được giao dịch ở mức “USD”, vì vậy, ví dụ: chuyển từ mức giá 190 USD đến 191 USD có nghĩa là tiền điện tử đã di chuyển một pip.
Các cặp tiền điện tử phổ biến cho người mới bắt đầu giao dịch là gì?
Không có tiền điện tử phù hợp để giao dịch cho người mới bắt đầu vì mỗi loại đều khác nhau, mang lại nhiều lợi ích và rủi ro cho nhà giao dịch. Loại tiền điện tử tốt nhất cũng sẽ phụ thuộc vào mục tiêu giao dịch, thái độ đối với rủi ro và lợi ích chung của nhà giao dịch.
Với CAPEX, tiền điện tử được giao dịch dựa trên tiền tệ fiat (tiền pháp định). Danh sách tiền điện tử của chúng tôi bao gồm các tài sản kỹ thuật số được giao dịch nhiều nhất, bao gồm cả Bitcoin ETF mới ra mắt.
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
|